Bạn là Marketer chắc hẳn bạn đã có vô số lần được tiếp xúc với thuật ngữ “Brand Awareness”. Các thương hiệu thực hiện chiến lược truyền thông Marketing tích hợp quảng cáo, PR, tiếp thị trực tiếp,… đều có mục tiêu cuối cùng là xây dựng và nâng cao giá trị, hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Giờ đây giữa một rừng thông tin luôn được cập nhật liên tục, để khách hàng biết và nhớ đến thương hiệu của bạn cũng là vấn đề vô cùng gian nan. Hãy cùng Dangkykinhdoanh khám phá cách thức xây dựng Brand Awareness một cách hiệu quả nhất và gia tăng doanh thu trong bài viết sau đây.
Nội dung
Brand Awareness là gì?
1. Định nghĩa
Brand Awareness ( nhận diện thương hiệu) là mức độ quen thuộc và ghi nhớ của khách hàng tiềm năng về sản phẩm hay dịch vụ qua tên thương hiệu của doanh nghiệp. Để cho vấn đề này trở nên dễ hiểu hơn thì khi nhắc đến về điện thoại, bạn sẽ nghĩ đến thương hiệu Apple hoặc Samsung. Mặc dù trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau nhưng trong đầu bạn lại nghĩ đến 2 thương hiệu trên. Như vậy, Apple và Samsung đã thành công khi xây dựng được Brand Awareness đối với khách hàng.
2. Các loại nhận diện của Brand Awareness
Brand Awareness được chia làm 3 loại:
- Brand Recall: khi nhắc đến một dòng sản phẩm, khách hàng có thể nhớ đến 2, 3 hoặc nhiều thương hiệu liên quan. Tuy nhiên, mức độ gợi nhớ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tin cậy; quy mô thương hiệu, các yếu tố tiêu dùng…
- Brand Recognition: khi nhắc đến một thương hiệu, họ sẽ nghĩ ngay đến những sản phẩm khác của doanh nghiệp và nhận biết thương hiệu sẽ có tác động tốt hơn đến hành vi mua hàng.
- Top of mind brand: là những thương hiệu đứng đầu trong khả năng ghi nhớ của khách hàng. Thường thì khách hàng sẽ lựa chọn mua một trong ba thương hiệu đầu tiên mà họ nhớ tới.

Brand Awareness – Giải pháp nhận thức thương hiệu
Tầm quan trọng của Brand Awareness trong việc xây dựng giá trị thương hiệu?
Nhận thức về thương hiệu có tầm quan trọng lớn đối với các công ty trong việc quảng cáo sản phẩm và dịch vụ đến người tiêu dùng, từ đó tạo uy tín, niềm tin và uy tín cho doanh nghiệp. Thông qua đó, sự nhận biết thương hiệu này sẽ đánh bại và loại bỏ mọi đối thủ trên thị trường giúp doanh nghiệp của bạn tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
1. Tạo dựng sự tin tưởng trong mắt khách hàng
Trên thị trường hàng hóa với vô số thương hiệu với chất lượng khác nhau cũng như vấn nạn hàng giả hàng nhái thì niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu là vô cùng quan trọng.
Khi đã tạo được niềm tin với khách hàng, họ luôn sẵn sàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của công ty trước khi vô số sản phẩm khác cũng tồn tại song song với họ.
Khi khách hàng nhớ đến sự tồn tại của một thương hiệu nào đó, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm để mua khi có nhu cầu. Họ cũng sẽ bắt đầu phân biệt giữa thương hiệu này với thương hiệu khác. Và từ đây, họ cũng xác định xem có nên “trung thành” với thương hiệu đó trong thời gian sắp tới hay không?
2. Nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
Brand Awareness không những tạo dựng được lòng tin tưởng với khách hàng mà còn nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp. Giá trị của một doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những chính những trải nghiệm và nhận thức của khách hàng. Nhận thức mang tính tích cực và mức độ nhận thức càng cao đồng nghĩa với giá trị doanh nghiệp cũng được nâng cao hơn.
Lợi ích đối với giá trị doanh nghiệp như:
- Doanh nghiệp càng dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh và từ đó được khách hàng sẵn sàng đón nhận sản phẩm
- Giá bán của sản phẩm/ dịch vụ có thể cao hơn vì khách hang sử dụng và nhận được trải nghiệm tốt hơn.
- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp có thể cao hơn và tăng lên không ngừng.
- Với những thương hiệu có giá trị cao, khả năng ảnh hưởng lên xã hội cũng sẽ lớn hơn so với những doanh nghiệp khác.

Tầm quan trọng của Brand Awareness
3. Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Khi kinh doanh thì bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp cũng đều nhắm đến cái đích cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Tỷ lệ nhận diện thương hiệu cao cũng đồng nghĩa khả năng tỷ lệ chuyển đổi cũng theo đó tăng lên.
Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi cũng chịu sự tác động của các yếu tốc khác. Ví dụ như: nhu cầu cần sử dụng tại một thời điểm nhất định, các chiến dịch khuyến mãi,… Tuy sức ảnh hưởng không quá lớn nhưng cũng là một trong những lưu ý cần chú ý trong quá trình tạo nhận diện thương hiệu.
Bí quyết để xây dựng Brand Awareness một cách hiệu quả
Brand Awareness không phải là một quá trình có thể thực hiện một cách dễ dàng trong ngày một ngày hai và càng không phải là vài quảng cáo hay một chiến dịch Marketing đơn lẻ. Một thương hiệu có mức dộ nhận diện phủ sóng rộng rãi thường là kết quả của một chuỗi các nỗ lực kết hợp với các hoạt động truyền thông marketing khác nhau.

Bí quyết xây dựng Brand Awareness
1. Lựa chọn đúng đối tượng mà bạn đang cố gắng tiếp cận
Một chiến dịch được coi là thất bại khi nó không có mục tiêu. Cũng giống như khi xây dựng nhận thức về thương hiệu, nếu bạn không xác định sớm đối tượng khách hàng mà bạn muốn tiếp cận, bạn cũng sẽ thất bại.
Các nghiên cứu cho thấy chỉ khoảng 44% nhà tiếp thị quan tâm đến việc phát triển tính cách người mua và chỉ 85% trong số họ đang đi đúng hướng và mang lại kết quả.
Vì vậy, bước đầu tiên và quan trọng nhất là tìm ra chính xác đối tượng mà bạn đang cố gắng tiếp cận. Một số yếu tố bạn cần chú ý như độ tuổi, giới tính, ngành nghề, chức danh công việc, mức lương, thu nhập khả dụng, v.v.
2. Xây dựng sự xuất hiện trên phương tiện truyền thông mạng xã hội
Ngày nay, trong thời đại 4.0, khó có doanh nghiệp nào thành công nếu không sử dụng mạng xã hội. Khách hàng muốn xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp yêu thích của họ để họ có thể cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch vụ và chương trình khuyến mãi, nơi mà nhận thức về thương hiệu phát triển mạnh.
Tìm hiểu và nắm rõ các mạng xã hội mà khách hàng mục tiêu sử dụng nhiều nhất, đưa ra các phương pháp tiếp cận để tăng độ nhận biết thương hiệu. Nó cũng giúp khách hàng và doanh nghiệp tương tác, trò chuyện, trả lời câu hỏi về những thắc mắc, hoặc bán hàng trực tiếp.
Hãy nhớ rằng, chiến lược truyền thông xã hội của bạn cần được xây dựng cẩn thận để giúp bạn gắn kết các giá trị thương hiệu của mình và cung cấp nội dung tập trung vào khách hàng. Bạn luôn có thể tìm cách tăng sức cuốn hút cho các chiến lược truyền thông xã hội của mình bằng các video và nội dung lan truyền để tăng nhận thức về thương hiệu.
3. Hãy làm cho sản phẩm của bạn trở nên hiếm nhất, độc nhất
Điều quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu là tính nhất quán tổng thể, bạn cần cho khách hàng biết rằng bạn là duy nhất. Nếu sản phẩm của bạn cũng giống như những công ty khác, bạn sẽ không nổi bật, sẽ không ai nhớ đến bạn. Để xác định được độ nhận diện, bạn phải có một tông màu, màu sắc, logo, khẩu hiệu, hình ảnh đại diện riêng của chính mình. Những yếu tố trên tạo nên thương hiệu của bạn, sự quen thuộc với khách hàng, trong tâm trí sẽ luôn nhớ đến bạn lâu dài.

Bí quyết xây dựng Brand Awareness
4. Thực thi các hoạt động Viral Marketing
Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn được nhanh chóng gia tăng nhận diện thương hiệu thì hãy nên ứng dụng Viral Marketing để quảng cáo tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn trong thời gian ngắn. Quảng cáo truyền miệng giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, đưa thương hiệu của bạn được biết đến xa hơn, rộng hơn. Đây là hình thức quảng cáo có sức ảnh hưởng cao, nhưng để tạo được sức hút mạnh mẽ, kích thích người dùng chia sẻ thông tin, video, hình ảnh, trải nghiệm… thì cần có sự đầu tư đúng mức và có ý thức sáng tạo hình ảnh nội dung.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến Brand Awareness và một số cách để tăng nhận diện thương mà Dangkykinhdoanhvietnam.com vừa chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp các doanh nghiệp có được hành trang bổ ích để thành công với chặng đường phát triển thương hiệu của mình. Chúc bạn thành công!