Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một công ty khi thành lập đó chính là lời mở đầu giới thiệu công ty, bởi nó là cả toàn bộ những gì mà doanh nghiệp đó muốn truyền tải và chia sẻ. Không những thế, lời nói đầu khi giới thiệu về một công ty sẽ cho thấy được sự chuyên nghiệp và thể hiện đánh giá bộ mặt của cả công ty.
Hiểu được giá trị chung đó, bài viết dưới đây của Dangkykinhdoanh sẽ chia sẻ đến bạn cách làm thế nào để viết bài giới thiệu công ty hay nhất, tạo được thiện cảm và ấn tượng đối với khách hàng, cũng như nêu ra quy trình các bước và những vấn đề cốt lõi dẫn đến thành công khi thành lập một công ty.
Nội dung
Giới thiệu công ty là gì?
“Làm thế nào để có được một lời giới thiệu công ty hay cho doanh nghiệp?” Có lẽ đang là câu hỏi được đặt ra hàng đầu cho nhiều công ty hiện nay. Bởi khi bài viết bạn mô tả thực sự tốt, thì kết quả mang lại hoàn toàn có thể giúp công việc kinh doanh đạt mức độ tăng trưởng hiệu quả, song song với đấy là thúc đẩy mạnh mẽ thương hiệu toàn diện.
Hiểu theo cách đơn giản, giới thiệu công ty là một phần thiết yếu không thể thiếu đối với kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp cho người đọc có thể hiểu được và có cái nhìn tổng thể nhất về công ty, cũng như bao gồm sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp.

Giới thiệu thông tin về công ty
Quy trình các bước viết bài giới thiệu công ty
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, và đảm bảo truyền tải được nội dung một cách rõ ràng đến người đọc thì bài viết về lời giới thiệu công ty phải bao gồm bố cục rõ ràng, ngắn gọn nhưng xúc tích và đầy đủ các yếu tố chính để khách hàng dễ nắm bắt khi tiếp nhận thông tin.
Chính vì thế, việc hiểu được bản chất và xác định các bước rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc viết bài giới thiệu công ty hiệu quả.
1. Xác định rõ mục tiêu viết bài giới thiệu công ty
Để nắm chuẩn xác mục tiêu tránh bị viết bài với nội dung mơ hồ, lạc đề bạn cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Công ty bạn đang cần điều gì? Tại sao cần viết bài giới thiệu công ty?
- Sau khi viết bài giới thiệu công ty thì sẽ xử lý được những vấn đề gì của công ty?
- Kết quả của bài viết mang lại giải pháp như thế nào để giúp cải thiện được tình hình của công ty hiện nay? (Ví dụ như gia tăng doanh số bán hàng, nâng cao nhận dạng thương hiệu, giải quyết khủng hoảng,…)
Từ những vấn đề đã được giải đáp thắc mắc trên, bạn hoàn toàn có thể xác định được mục tiêu nhanh chóng và tiến hành giải pháp viết bài tốt nhất.
2. Xác định nội dung chính hướng đến trong bài viết giới thiệu công ty
Khi viết bạn cần nên biết nội dung chính mà mình sẽ tập trung hướng đến là về vấn đề gì, để việc triển khai từng ý trong đó trở nên dễ dàng hơn. Điều này vừa mang tính hiệu quả cao, cũng vừa đem lại thông tin chính xác cho người đọc có thể hiểu và nắm bắt nhanh nội dung mà công ty bạn muốn truyền tải.
Chẳng hạn, viết bài với mục đích giới thiệu công ty mới thành lập, PR cho sản phẩm mới sắp tung ra thị trường của công ty, hoặc giới thiệu công ty về khai trương một chi nhánh, các chương trình sự kiện,…

Quy trình các bước viết bài giới thiệu công ty
3. Tìm hiểu khái quát về các bài viết giới thiệu công ty
Để có một bài viết chất lượng tuyệt vời nhất và mang lại năng suất cao thì bạn nên tìm hiểu càng nhiều thông tin cũng như tham khảo bài viết của các đối thủ khác trên cùng lĩnh vực.
Đặc biệt, nên chú trọng nghiên cứu đến các khía cạnh như tìm hiểu và khai thác những bài giới thiệu công ty hay chất lượng nhất có liên quan đến chung lĩnh vực trên thị trường.
Các chủ đề thông điệp mà doanh nghiệp thường tập trung mong muốn truyền tải đến có nội dung thế nào? Chọn lọc ra và so sánh những phần hay, dở từ các bài viết của đối thủ để làm cơ sở xây dựng nên bài viết của riêng mình.
4. Xác định thị trường khách hàng mục tiêu, hướng đến khách hàng tiềm năng
Với xu hướng nhu cầu khách hàng ngày càng gia tăng thì việc xác định rõ đâu là khách hàng tiềm năng đối với mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng. Bởi thế, để tìm ra được giải pháp viết bài hiệu quả cần phải giải đáp được các thắc mắc như mục tiêu hướng đến họ là ai (có thể dựa theo độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi của khách hàng và những thứ họ đang quan tâm)? Từ đó nắm được xu thế tâm lý khách hàng cần gì?
Thông qua việc cập nhật nhu cầu của khách hàng sẽ góp phần lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất phù hợp để viết bài làm tăng tỷ lệ tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp.
5. Xác định và làm rõ thông điệp giới thiệu công ty
Bất kỳ một bài giới thiệu công ty nào cũng luôn có ý nghĩa truyền tải một thông điệp nào đó mà một công ty, hay một tổ chức mong muốn gửi gắm cũng như là chia sẻ đến người đọc. Thông điệp trong kinh doanh có lợi ích rất lớn đối với việc thuyết phục khách hàng.
Nội dung một thông điệp có nhiều loại đa dạng, có thể là với mục đích truyền tải đến khách hàng về một nhãn hiệu, một công ty, hoặc tổ chức uy tín kèm với đó là giới thiệu công ty về sản phẩm và dịch vụ mà công ty đang cung cấp.
Khi thông điệp của bạn được chia sẻ đến khách hàng và đặc biệt được quan tâm rộng rãi thì chứng minh nhãn hiệu của bạn đang dần tạo được niềm tin và cơ hội phát triển sản phẩm được đón nhận nhiều hơn, hiệu quả tối đa hơn.
Quy tắc bố cục của bài viết giới thiệu công ty
Chắc hẳn, không một ai mong muốn tìm hiểu sâu hơn về một công ty khi những nội dung trong bài giới thiệu công ty của bạn quá cứng nhắc, ý nghĩa lan man dẫn đến nhàm chán và không có gì đặc biệt.
Đó là lý do tại sao một bài viết không thể thiếu các thành phần sau đây khi tổng hợp thông tin để viết bài về giới thiệu công ty.
1. Khái quát chung về công ty
Có thể thấy, cấu trúc của một bài viết giới thiệu công ty trước tiên nên mở đầu bằng một đoạn giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp. Trong đó, cần phải giải quyết và trả lời tất cả những câu hỏi cơ bản sau đây:
- Tên đầy đủ của công ty? Viết tắt là gì?
- Lĩnh vực mà công ty đang hoạt động?
- Công ty cung cấp những dịch vụ và sản phẩm nào?
- Đâu là dịch vụ chủ lực chính của công ty?
Đặc biệt, việc đề cập đến lịch sử hình thành và quá trình phát triển của một doanh nghiệp cũng là phần quan trọng không kém nhằm thể hiện được kinh nghiệm cũng như cho thấy bề dày hoạt động của doanh nghiệp. Khi một công ty có lịch sử hoạt động lâu năm trong lĩnh vực nào đó thì càng đảm bảo được sự uy tín và đánh dấu thương hiệu.
Chính vì vậy, việc cụ thể hóa rõ ràng và chi tiết trong các mốc thời gian lịch sử là điều cần thiết. Từ đó, tâm lý của khách hàng dễ nắm bắt hơn nhờ vào sự tin tưởng và tạo được uy tín với doanh nghiệp khi biết được gốc gác ra đời của họ.

Quy tắc bố cục của bài viết giới thiệu công ty
2. Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Phần tiếp theo trong bài giới thiệu công ty và cũng là nội dung tất yếu dẫn đến thành công của một doanh nghiệp chính là tầm nhìn và sứ mệnh. Để hiểu được ý nghĩa chúng rất đơn giản, trước tiên bạn phải định nghĩa được thế nào là tầm nhìn, sứ mệnh nhờ vào trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Tầm nhìn:
Doanh nghiệp phải xác định rõ các kế hoạch, cũng như mục tiêu hoạt động trong thời gian sắp tới như thế nào? Những gì làm được trong tương lai? Có ảnh hưởng lớn đến với xã hội? Phục vụ được gì cho cộng đồng xã hội hay không? Đánh dấu được sự phát triển và định vị được vị thế của mình trên thị trường trong khoảng thời gian bao lâu (trong 5 tới 10 năm tới)?
Phần này chính là điểm nổi bật giúp bạn tạo niềm tin đối với khách hàng bởi vì nó cho thấy được định hướng phát triển, tạo sự khẳng định lâu dài và bền vững của bạn trong tương lai.
- Sứ mệnh:
Ở phần này, hãy cho người đọc nhìn thấy được những giá trị mục tiêu mà doanh nghiệp bạn muốn hướng đến sau này. Sứ mệnh được xem như là một bản tuyên bố về sự có mặt của doanh nghiệp bạn, lý do tại sao bạn tồn tại và mô tả được tất cả những gì bạn làm. Sứ mệnh có vai trò làm nổi bật sâu hơn cho doanh nghiệp giúp khách hàng hiểu được giá trị cốt lõi cũng như về mặt tâm lý góp phần có thiện cảm hơn.
Chính vì thế, doanh nghiệp phải cần cho khách hàng biết là mục đích công ty thành lập ra để làm gì? Nó sẽ giải quyết những vấn đề gì và mang lại hữu ích như thế nào đối với cộng đồng xã hội ngày nay? Thành quả đem lại cho khách hàng có tốt hay không?
Một công ty khi được thành lập luôn mang theo cho mình một sứ mệnh lớn lao, vì đó là những gì mà công ty mong muốn sẽ giúp ích mang lại cho xã hội, cộng đồng và hiển nhiên người được hưởng lợi ích đầu tiên không ai khác là chính khách hàng của bạn.
Một điều quan trọng cần được lưu ý khi viết hạn chế đừng tự nâng cao mình lên với những ngôn từ thái hóa, ví dụ như cái gì đó là tốt nhất, hoàn hảo nhất, hay xuất sắc nhất vì điều đó sẽ làm phản tác dụng ngược lại, tạo cho người đọc cảm giác không tin tưởng và họ sẽ cảm thấy thông tin này là không chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn làm tốt được phần này sẽ khiến người đọc hứng thú và cơ hội muốn họ tìm hiểu nội dung kế tiếp về công ty sẽ cao hơn.
3. Sản phẩm và dịch vụ cung cấp
Sau khi trình bày đầy đủ các nội dung trên thì đây là lúc bạn cần phải làm rõ và nêu bật được những sản phẩm, dịch vụ chính mà công ty đang cung cấp. Việc liệt kê các sản phẩm và dịch vụ mà công ty đang kinh doanh thể hiện được sự uy tín, dễ dàng thuyết phục được người đọc tin tưởng rằng tất cả sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn muốn giới thiệu công ty đến cũng đều đảm bảo có chất lượng cao trên thị trường.
Mặt khác, hãy chỉ ra được những sản phẩm và dịch vụ của bạn có đặc điểm gì khác biệt, hay thậm chí là chỉ duy nhất nó sở hữu so với những dịch vụ cùng thể loại trên thị trường. Điều này giúp cho phần lớn khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng một cách dễ dàng.
Hơn thế nữa, việc khách hàng lựa chọn dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp thay vì các sự lựa chọn khác của vô số đối thủ cạnh tranh ở bên ngoài thị trường nói lên được chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp đạt hiệu quả tối đa như thế nào. Nhưng không quên đề cập đến vấn đề quan trọng nhất phần này đó là đúc kết được định hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai, cũng như nêu bật kế hoạch hoạt động bán hàng của công ty.
4. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp đều có những đặc thù, tính chất riêng hay còn gọi là triết lý kinh doanh riêng của mình bởi vì đây là đích đến mà họ đều muốn phấn đấu phải đạt được nó. Tuy nhiên, để nắm rõ được bản chất hoạt động của triết lý kinh doanh và ứng dụng được nó quả thật không dễ dàng vì mỗi một triết lý sẽ ẩn chứa những mục tiêu và mang sứ mệnh khác nhau.
Có thể nói rằng có nhiều cách để định nghĩa về triết lý kinh doanh, đây được coi là phương tiện mà doanh nghiệp dùng để dẫn dắt nhân sự và triển khai phát triển kế hoạch hoạt động dựa trên nguyên tắc đã xây dựng ban đầu.
Nhìn chung nó đều là những tư tưởng khái quát được đúc kết ra từ thực tiễn kinh doanh. Những tư tưởng đó cần phải sâu sắc và được chắt lọc kỹ càng bởi nó có vai trò định hướng chiến lược, làm mấu chốt để chỉ dẫn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mỗi một doanh nghiệp khi hoạt động bắt buộc cần phải xây dựng riêng cho mình về triết lý trong kinh doanh vì điều đó sẽ giúp doanh nghiệp vững mạnh hơn trong việc thực hiện đúng theo các kế hoạch hoạt động đã vạch ra và dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu theo đuổi.
Đương nhiên, với mong muốn một mục tiêu có thể làm động lực thực hiện lâu dài và là cơ sở phấn đấu chung cho tổ chức thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc lựa chọn một hệ thống triết lý có giá trị hành động bền vững, mang tính chuẩn mực đúng đắn và phù hợp với mong muốn, hành vi của tổ chức.
Vậy sau khi khái quát về triết lý kinh doanh, hiểu được và nắm bắt có thể giải quyết được các câu hỏi sau giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng xác định được triết lý của riêng mình
- Điều gì làm cơ sở cho doanh nghiệp bạn tin tưởng và phấn đấu phát triển?
- Nguyên tắc triết lý nào mà doanh nghiệp ứng dụng để triển khai kế hoạch hoạt động?
- Xác định triết lý hoạt động doanh nghiệp cũng như kim chỉ nam giúp định hướng công ty
Tầm quan trọng của triết lý kinh doanh chưa dừng lại ở đó, đối với doanh nghiệp nó còn biểu hiện cả về văn hóa hoạt động bao gồm những mục tiêu lợi nhuận, hướng tới lý tưởng, niềm đam mê và hoài bão mong muốn sớm khẳng định giá trị của thương hiệu trên thị trường mở.

Quy tắc bố cục của bài viết giới thiệu công ty
5. Giá trị cốt lõi và văn hóa của doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi ở đây chính là những điểm nổi bật nhất có thể giúp cho khách hàng nhận diện được đâu là thương hiệu của bạn. Nó có đặc tính chỉ ra được điểm gây độc đáo khác biệt của bạn so với các đối thủ cạnh tranh chung ngành bên ngoài thị trường.
Thực tế cho thấy rằng hầu hết có rất nhiều công ty hiện nay không quan tâm chú trọng tới yếu tố này, và điều đó làm gây bất lợi tới vị trí cạnh tranh của họ trên thị trường bị giảm sút nghiêm trọng.
Một lưu ý nhỏ dành cho các doanh nghiệp khi viết về giá trị cốt lõi cần tuân thủ theo đúng 5 yếu tố cơ bản nhằm đảm bảo nâng cao hình ảnh thương hiệu đó là tính minh bạch, sự tận tụy, trách nhiệm, uy tín, và thông minh của tổ chức.
Cuối cùng bài viết là nên nêu ra những văn hóa của doanh nghiệp. Đây cũng chính là yếu tố cốt lõi làm nên thành công và cũng là khía cạnh rất được các nhà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Bạn cần phải chỉ ra được hệ thống bao gồm người lãnh đạo, nhân viên hay môi trường hoạt động có những đặc điểm nổi trội khác biệt gì với những công ty khác.
Nói về văn hóa kể cả trong đời sống hay môi trường doanh nghiệp đều rất đa dạng hóa. Đặc biệt đối với một công ty thì thường văn hóa sẽ được xây dựng trên hệ thống mà ở đó kẹp giữa lãnh đạo và nhân viên, mối quan hệ giữa nhân viên và nhân viên, hay công ty với khách hàng. Bạn phải giải thích về ý nghĩa tương quan xoay quanh giữa văn hóa của các mối quan hệ là như thế nào? Công ty có quy tắc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp không? Văn hóa đó cụ thể như thế nào?
Lời kết
Trên đây là các cách giới thiệu công ty cơ bản dành cho doanh nghiệp, tuy nhiên đây chỉ là một cách giới thiệu công ty chung khái quát nhất. Đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề khác nhau bạn nên có một bài giới thiệu theo cách riêng mang đậm tính chất và phong thái chuyên nghiệp của doanh nghiệp mình.
Vì đây là dạng bài viết về mẫu giới thiệu công ty do đó việc lặp lại từ ngữ quá nhiều hay câu văn diễn đạt lủng củng là điều cần thiết nên tránh. Ngoài ra, với trường hợp dung lượng của bài viết quá dài sẽ khiến người đọc cảm thấy bị nhàm chán và không còn hứng thú.
Do đó, bạn có thể tham khảo và áp dụng thêm nhiều cách thức khác nhau để lời giới thiệu trở nên phong phú và hấp dẫn hơn như thêm định dạng video, slide, hình ảnh, infographic,…
Hy vọng bài viết trên của Dangkykinhdoanh sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn giải quyết phần nào về mối quan tâm khi viết bài giới thiệu cho công ty mình.
Chúc bạn có một lời giới thiệu hay tuyệt vời nhất!