Kiến thức kinh doanhKinh doanh

Tuyệt chiêu sử dụng hiệu quả khuyến mãi trong kinh doanh?

Khuyến mãi là một trong những hình thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng để cải thiện tình trạng kinh doanh của mình. Tuy nhiên, khuyến mãi không chỉ đơn giản là tạo ra một chương trình giảm giá hay đặt một tấm biển “sale off” lớn trước cửa hàng. Để tạo nên một chương trình khuyến mại đạt hiệu quả tối đa, bạn cần hiểu rõ về các hình thức khuyến mãi cũng như cách thức triển khai để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Vì vậy, nếu chưa biết xây dựng các hình thức khuyến mãi sao cho phù hợp thì hãy cùng Dangkykinhdoanh tổng hợp lại giúp bạn tối ưu quy trình, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho bạn nhé!

Nội dung

Khuyến mãi là gì?

Khuyến mãi là hoạt động của người bán hàng nhằm mục đích kích cầu, huy động sức mua, thúc đẩy khách hàng gia tăng mua sắm nhiều hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người bán bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích đặc biệt. Ngoài ra, các hoạt động trong chương trình khuyến mãi còn nhằm mục đích quảng bá cho thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp.

Nên hay không nên sử dụng chương trình khuyến mãi?

Các chương trình khuyến mãi đem lại rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, bao gồm việc kích thích nhu cầu tiêu dùng, tăng doanh thu, giảm hàng tồn kho, tìm kiếm nhu cầu thị trường về sản phẩm mới. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng nên áp dụng các chương trình khuyến mãi trong công việc bán hàng của mình.

Ví dụ điển hình là thương hiệu thời trang cao cấp Chanel. Điểm khác biệt sau nhiều năm hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh khác đó là Chanel chưa từng áp dụng các chương trình khuyến mãi trong quá trình bán hàng của mình. Trong khi các đối thủ khác cùng phân khúc như Gucci hay Louis Vuitton thường sử dụng các chương trình khuyến mãi lớn để thúc đẩy nhu cầu mua sắm và tăng doanh thu hàng hiệu thì Chanel luôn nói không với điều đó.

Chanel phát triển nhiều dòng thời trang và điều chỉnh giá theo thị trường, nhưng họ không bao giờ quảng cáo khuyến mãi vì thương hiệu của họ cho rằng: khuyến mãi sẽ làm giảm giá trị của một nhãn hiệu thời trang cao cấp. Có lẽ chính chiến lược marketing không áp dụng khuyến mãi đã giúp Chanel giữ vững vị thế như ngày hôm nay và trở thành niềm khao khát của hàng triệu tín đồ thời trang trên thế giới.

Từ câu chuyện thương hiệu của Chanel, nhiều công ty đã rút ra bài học kinh nghiệm để xác định đúng phân khúc khách hàng, nắm bắt tâm lý và đưa ra chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất cho phân khúc đó. Nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm / dịch vụ cho những khách hàng cao cấp có thu nhập cao, thì việc tạo ra các chương trình khuyến mãi có thể phá vỡ định vị của các thương hiệu xa xỉ trong tâm trí khách hàng.

Các chương trình khuyến mãi này có tác động nhưng chỉ thu hút khách hàng không tiềm năng, giảm tỷ lệ mua hàng khi khách hàng chỉ chờ đợi các chương trình khuyến mãi lớn, và sẽ khó chịu khi bạn không còn áp dụng các chương trình này nữa.

Sử dụng chương trình khuyến mãi

Sử dụng chương trình khuyến mãi

Ý nghĩa của các chương trình khuyến mãi trong kinh doanh

Các chương trình bán hàng ưu đãi là một chiến lược marketing nhằm tạo ra những cú “hích” đánh vào tâm lý của khách hàng, đặc biệt là người tiêu dùng Việt.  Với hình thức đưa ra các chương trình giảm giá, quà tặng kèm,… qau đó các cửa hàng, doanh nghiệp có thể:

  • Tạo ấn tượng, thu hút được sự quan tâm của khách hàng
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi trong thời gian diễn ra chương trình khuyến mãi
  • Tăng phạm vi/quy mô nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
  • Thu hút được sự trung thành của khách hàng hiện tại

Tuy nhiên, lập kế hoạch cho các chương trình khuyến mãi cũng gặp phải những rủi ro:

  • Giảm mức độ “ cao cấp” và hình ảnh của thương hiệu
  • Giảm đi lợi nhuận
  • Giảm tỷ lệ chuyển đổi sau khi kết thúc chương trình khuyến mãi
  • Tạo thói quen mua hàng giảm giá, thu hút các đơn hàng có giá trị thấp hoặc trung bình,….

Những lưu ý khi sử dụng các chương trình khuyến mãi

Khuyến mãi có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, nhưng bạn cũng cần cẩn thận khi sử dụng các chương trình khuyến mãi này vì nếu áp dụng không đúng cách, gây ra lợi bất cập hại, thậm chí có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Những chú ý khi thực hiện chương trình khuyến mãi được tóm gọn trong ba từ: “lợi nhuận – thời điểm – ý nghĩa”

1. Lợi nhuận hãy để sau cùng

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Vì vậy, trong khi thực hiện các chương trình khuyến mãi, lợi nhuận hiển nhiên là yếu tố chính mà các công ty quan tâm. Một điều đặc biệt bạn cần chú ý trước khi thực hiện chương trình khuyến mãi là hãy tính toán kỹ lưỡng và chính xác lợi nhuận mà doanh nghiệp của bạn có thể chấp nhận được, cân đối hợp lý với chương trình khuyến mại.

Trên thực tế, nhiều công ty lớn như Tiki, Coopmart, Big C thường xuyên áp dụng nhiều các chương trình khuyến mãi khá thường xuyên tuy nhiên họ luôn đảm bảo nguồn lợi nhuận và tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

2. Thời điểm thích hợp để áp dụng

Quyết định thời điểm áp dụng chương trình khuyến mãi là vô cùng quan trọng khi doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả và thành công tốt nhất. Cần chọn thời điểm dễ dàng nhất để tăng doanh số và tăng tỷ lệ chuyển đổi (khi khách hàng của bạn muốn nhận được nhiều khuyến mãi nhất). Việc chọn sai thời điểm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp khi không những không có lãi mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Một ví cụ thể ở thực tế đã xảy ra đó là về hãng nước ngọt Coca Cola. Thương hiệu Coca-Cola quyết định công bố chương trình khuyến mãi vào ngày 11 tháng 9 (ngày nước Mỹ bị tấn công bởi lực lượng khủng bố năm 2001). Coca Cola thậm chí còn xây dựng lại tòa tháp đôi bằng những thùng Coca Cola, gây ra làn sóng phẫn nộ trong người tiêu dùng Mỹ khi Coca Cola mang ký ức đau buồn và tồi tệ của họ trở lại. Đây là một trong những quyết định tồi tệ nhất và họ phải gánh chịu hậu quả do chọn sai thời điểm để sử dụng chương trình khuyến mãi.

3. Ý nghĩa của chương trình khuyến mãi

Mọi hoạt động khuyến mãi mà mỗi doanh nghiệp tạp ra đều có những ý nghĩa và mục đích cụ thể. Vì thế, doanh nghiệp cần mang đến những ý nghĩa hay hoặc thông điệp tích cực trong những thời điểm phù hợp để gây thiện cảm trong mắt khách hàng và mang đến nhiều lợi nhuận.

Những lưu ý khi sử dụng các chương trình khuyến mãi

Các hình thức khuyến mãi phổ biến thường gặp

1. Chiết khấu theo phần trăm

 Chiết khấu theo % là hình thức khuyến mãi phổ biến nhất và cũng mang lại hiệu quả nhất hiện nay. Theo đó trong một khoảng thời gian nhất định, các sản phẩm tại cửa hàng sẽ được giảm từ 5% trở lên. Các sản phẩm giảm trên 50% thường với mục đích thanh lý hàng cũ hoặc hàng tồn kho.

Chương trình khuyến mãi chiết khấu theo % được áp dụng rất linh hoạt, có thể áp dụng ngay cho bất kỳ sản phẩm nào một cách dễ dàng. Giảm giá  cho tất cả các sản phẩm tại cửa hàng là hình thức khuyến mãi giảm giá hiệu quả nhất và dễ thu hút sự chú ý khách hàng nhất.

Giảm giá theo % cũng có hiệu quả chuyển đổi tốt nhất trong tất cả các chương trình khuyến mãi. Ví dụ, cùng một sản phẩm giá 200.000 đồng nhưng khi nói là giảm giá 100.000 đồng và giảm 50%, tuy giá trị như nhau nhưng phần trăm giảm giá vẫn hấp dẫn hơn.

2. Chiết khấu theo số tiền

Khi mua sắm, nếu gặp trường hợp cửa hàng đang chạy chương trình giảm giá 200.000 đồng cho hóa đơn từ 1.000.000 đồng hoặc giảm 500.000 đồng cho đơn hàng từ 5.000.000 đồng trở lên, hoặc các ví dụ tương tự có đưa ra số tiền giảm cụ thể thì chắc chắc cửa hàng đang áp dụng hình thức khuyến mãi chiết khấu theo số tiền.

Trong một số trường hợp, giảm giá theo 1 số tiền nhất định sẽ làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Ví dụ như khi mua một chiếc tủ lạnh là 10.000.000 đồng, khi áp dụng chương trình khuyến mãi, nếu nói với khách hàng là giản giá 1.000.000 đồng sẽ khiến họ chú ý hơn so với 10%, mặc dù giá trị cả hai đều tương tự.

Nếu bạn còn đang phân vân nên sử dụng hình thức khuyến mãi nào thì có một quy luật mà bạn cs thể áp dụng – Quy luật 100:

  • Chính sách giảm giá theo dạng % nếu giá của sản phẩm nhỏ hơn 100 ( theo Việt Nam là 100.000 đồng )
  • Chính sách giảm giá theo dạng số tiền nếu giá sản phẩm lớn hơn 100

3. Miễn phí vận chuyển

Nếu bạn đang là một người kinh doanh online thì đừng nên bỏ qua hình thức khuyến mãi này. Chi phí vận chuyển là một trong những lý do khiến khách hàng băn khoăn khi mua hàng. Vì vậy, hãy phá bỏ rào cản đó ngay với chương trình khuyến mãi miễn phí vận chuyển. Khuyến mãi này rất hiệu quả vì nó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được nhiều đơn hàng hơn.

Khi bạn định giá sản phẩm, ngoài các chi phí gốc về sản phẩm cho đến chi phí truyền thông quảng cáo,… thì hãy cộng thêm chi phí vận chuyển vào. Sau đó thiết lập các chương trình khuyến mãi phí vận chuyển để không bị hao hụt lợi nhuận mà còn kích thích được ham muốn ham rẻ mà mua hàng của khách hàng. Ví dụ, một sản phẩm có giá 100.000 đồng và phí vận chuyển là 15.000 đồng sẽ kém thu hút hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại có giá 115.000 đồng mà freeship.

4. Khuyến mãi đồng giá

Chúng ta có thể bắt gặp các chương trình khuyến mãi đồng giá, nhất là trong các ngày khai trương cửa hàng với biển hiệu quảng cáo: “Mừng khai trương cửa hàng đồng giá 99k cho tất cả các mặt hàng” hoặc trong các dịp mua sắm cũng có chương trình giống vậy. Ngoài ra khi muốn thanh lý hàng tồn kho hoặc hàng cũ, thì cũng có thể áp dụng hình thức này để nhanh chóng nhập hàng mới về.

Các hình thức khuyến mãi phổ biến thường gặp

Các hình thức khuyến mãi phổ biến thường gặp

5. Mua một tặng một

Và hình thức cuối cùng cũng mang lại hiệu quả không kém những hình thức trên đó là khuyến mãi mua 1 tặng 1. Sử dụng hình thức này khi muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và làm trống hàng tồn, hàng dùng thử. Nếu cửa hàng của bạn có quá nhiều sản phẩm không gây được sự chú ý của người mua, bạn có thể thử cách này.

Loại khuyến mãi này có thể áp dụng theo 2 cách: Mua sản phẩm A tặng sản phẩm B hoặc mua 1 sản phẩm sẽ được giảm giá C% cho sản phẩm thứ 2. Tuy nhiên, người mua có vẻ không bị hấp dẫn lắm với chương trình khuyến mãi theo cách thứ 2 bì người bán sẽ lựa chọn giá trị thấp hơn cho sản phẩm thứ hai. Vì vậy, mua 1 tặng 1 vẫn cho thấy hiệu quả tốt hơn.

Các tuyệt chiêu tạo nên chương trình khuyến mãi thu hút

1.  Bốc thăm trúng thưởng

Việc tổ chức chương trình khuyến mãi qua bốc thăm trúng thưởng khá là hiệu quả ở Việt Nam. Hình thức này thường được các nhà kinh doanh bán lẻ, họ tạo ra các chương trình tại cửa hàng hoặc tại các hệ thống bán lẻ của công ty. Ví dụ cụ thể là khi bạn ghé siêu thị hoặc các cửa hàng điện máy sẽ dễ dàng gặp hình thức này.  Ngoài ra, với sự phát triển của Internet, bốc thăm online cũng là một phương án khả thi dành cho các khách hàng ở xa nhưng vẫn mong muốn có được khuyến mãi.

2. Giảm giá theo khung giờ vàng, ngày vàng và tuần lễ vàng

Với hình thức này, sẽ hạn chế tình huống có nhiều khách hàng có suy nghĩ rằng: “Nếu không có lý do chính đáng, những mặt hàng này kém chất lượng nên cần bán giá rẻ”, và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của thương hiệu. Vì vậy, các nhà bán lẻ tận dụng các thời gian vàng để triển khai các chương trình khuyến mãi, vừa có thể kích cầu khách hàng mua sắm mà không làm mất uy tín cửa hàng. Chỉ giảm giá vào một khung giờ, ngày, hay tuần lễ nhất định và mức giá giảm cho từng sản phẩm sẽ tùy theo cửa hàng quyết định.

3. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm cùng một lúc cho một đơn hàng

Chiến lược này cũng được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực bán lẻ. Với nỗ lực tăng doanh thu trên mỗi đơn hàng, các chủ cửa hàng thường không giảm giá khi khách mua 1 sản phẩm, mà khuyến khích mọi người mua nhiều mặt hàng hơn bằng cách giảm giá với các sản phẩm tiếp theo.

Theo số lượng sản phẩm khách hàng mua để chiết khấu, nếu khách hàng mua nhiều thì chiết khấu càng cao. Ví dụ: Khi mua điện thoại, nếu khách hàng mua thêm các phụ kiện như ốp lưng, dán màn hình, tai nghe thì sẽ được giảm 10%.

4. Tặng voucher mua hàng hoặc mã giảm giá

Là một cách rất hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng khi khai trương cửa hàng hoặc ra mắt sản phẩm mới. Điều này giúp đưa khách hàng đến trải nghiệm dịch vụ của bạn.

Sau đó, có thể nghĩ ra các chiến lược khác để giữ chân họ và trở thành thành viên trung thành, mang lại lợi ích lâu dài.  Bạn có thể tặng voucher mua hàng giảm giá cho khách hàng sử dụng vào những lần tiếp theo hoặc phiếu mua hàng có giá trị giảm giá trong nhiều lần.

5. Tích điểm trong các lần mua

Việc thiết kế một tấm thiệp thật là xinh xắn và sau mỗi lần mua thì khách hàng có thể tick một dấu vào ô. Khi đã đủ dấu tick thì sẽ nhận được khuyến mãi giảm giá hoặc quà tặng kèm. Các hình thức này thường được bắt gặp ở những cửa hàng đồ ăn/ uống, dịch phụ làm đẹp hoặc mỹ phẩm,…

6. Bán theo gói hoặc combo sản phẩm

Khi mua lẻ thì giá sẽ không thay đổi nhưng khi mua theo một combo sẽ được nhận các quà tặng đi kèm ( có thể là cùng sản phẩm hoặc khác tùy theo doanh nghiệp ) và mức giá sẽ thấp hơn.

7. Ưu đãi khách VIP/ hội viên thân thiết

Hiện nay, hầu hết tại các siêu thị, nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim đều phát hành thẻ tích điểm mỗi khi khách hàng mua sắm, sử dụng dịch vụ nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng tiềm năng. Rõ ràng, những khách hàng đạt trạng thái VIP vẫn nhận được rất nhiều ưu đãi và luôn được ưu tiên khi mua hàng và sử dụng dịch vụ. Ví dụ: CGV Cinemas dành nhiều ưu đãi cho khách hàng lấy thẻ VIP.

6. Dịch vụ tư vấn miễn phí

Các nhà bán lẻ ngày nay cũng dựa vào các chuyên gia để giúp bán hàng và tăng uy tín của họ với người tiêu dùng. Nếu bạn mua sản phẩm thời trang sẽ có nhà thiết kế tư vấn cho bạn cách mix đồ, nếu bạn mua sản phẩm dinh dưỡng sẽ có chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cho bạn, nếu bạn mua mỹ phẩm sẽ có thợ trang điểm bán sản phẩm cho bạn. cho bạn, v.v. Đây thực chất là một hình thức bán hàng khuyến mại cao cấp.

7. Tri ân khách hàng

Một hình thức bán hàng quan trọng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng là chạy các chiến dịch “tri ân khách hàng” vào những dịp đặc biệt. Ví dụ, vào ngày sinh nhật của khách hàng, họ có thể được ưu tiên mua sản phẩm với giá thấp hơn giá hiển thị. Thông thường, các chương trình khuyến mãi này sẽ kéo dài trong suốt tháng sinh nhật của họ và không giới hạn chỉ trong một ngày.

8. Mua hàng khuyến mãi khi hóa đơn đạt đến một số tiền nhất định

Hình thức này được sử dụng phổ biến tại các cửa hàng và siêu thị tiện lợi. Không giống như cách người mua được giảm tiền mà cách này sẽ cho phép khách hàng mua các sản phẩm khác với giá thấp hơn. Ví dụ, khi người mua có hóa đơn trên 500K thay vì được giảm 50K thì sẽ được mua ngay 1 thùng mì với giá 70K (giá gốc 120K).

9. Tạo các mini game để chia sẻ chương trình khuyến mãi

Các chủ cửa hàng sẽ tạo ra các cuộc thi, mini game để khách hàng theo dõi và nhận ưu đãi. Nếu hoàn thành, sản phẩm có thể được mua với giá chiết khấu. Một hình thức tương tự là đăng ký tại cửa hàng và chia sẻ để được giảm giá trên hóa đơn. Tùy từng cửa hàng mà có thể áp dụng các phương pháp khác nhau.

10. Đặt giá lẻ cho sản phẩm

Là một trong những hình thức định giá sản phẩm hấp dẫn nhất. Bạn thường thấy các cửa hàng vẫn niêm yết giá là 199.000 đồng thay vì 200.000 đồng, nhưng tại sao? Đây là một trong những yếu tố đánh vào tâm lý người tiêu

dùng. Về cơ bản, hai mức giá không chênh lệch quá nhiều, tuy nhiên xét về góc độ tâm lý, người mua sẽ cảm thấy mức giá 199K rẻ hơn rất nhiều. Vì vậy, đừng bao giờ quên phương pháp này khi thực hiện các chương trình khuyến mãi.

11. Khuyến mãi dành cho đối tác

Bạn có thể triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng đối tác. Hình thức này thường được các thương hiệu lớn sử dụng để khuyến khích nhiều khách hàng đối tác mua sắm tại cửa hàng của bạn.

Ví dụ: chủ thẻ tín dụng ngân hàng ABC sẽ có thể mua hàng trả góp 0% lãi suất từ ​​cửa hàng của bạn.

12. Khuyến mãi khách hàng ngẫu nhiên

Khi người mua cảm thấy rằng họ thực sự được hưởng lợi từ nó, quyết định mua sẽ được đưa ra nhanh chóng. Không giống như ai cũng có thể nhận được ưu đãi khi đến cửa hàng, chương trình khuyến mãi ngẫu nhiên sẽ tập trung vào một đối tượng nhất định và chỉ những người nhận được thông báo mới có thể được hưởng mức chiết khấu hấp dẫn. Điều này mang lại cho những người trong danh sách cảm giác rằng đây là một cơ hội tuyệt vời mà không phải ai cũng có được, vì vậy họ sẽ không bỏ lỡ nó. Chiến dịch này sẽ giúp cải thiện doanh số bán hàng nhiều hơn nữa.

Hình thức triển khai khuyến mãi nào phù hợp với bạn nhất?

Việc lựa chọn một hình thức bán hàng ưu đãi phù hợp không phải là điều dễ dàng. Nếu không cẩn thận, sản phẩm/ dịch vụ của mình không những không thu hút được nhiều người mua mà còn có thể bị tẩy chay, dẫn đến kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Để tránh rơi vào trường hợp này, hãy thử các cách sau:

1.  Xác định rõ mục tiêu

Đây là việc bạn phải xác định đầu tiên và xem bạn muốn đạt được gì. Nếu bạn đang muốn tăng cường mối quan hệ với những khách hàng cũ, để khiến họ quay lại mua hàng, bạn có thể sử dụng phương pháp “tri ân người mua”. “ưu đãi dành cho thành viên thân thiết”,… Hoặc khi muốn thanh lý kho, bạn nên sử dụng “mua một tặng một”, “bán sản phẩm theo combo”,… Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn hoạch định chương trình ưu đãi nhất. phù hợp, từ đó hiệu quả của chiến dịch sẽ được đẩy lên rất cao.

2. Dám thử thách

Cách tốt nhất để tìm ra chương trình khuyến mãi phù hợp là dùng thử và xem kết quả. Sau một thời gian, bạn sẽ rút kinh nghiệm và biết cách nào khách hàng phản hồi tích cực nhất.

3. Dựa vào ngân sách

Tất cả phụ thuộc vào số tiền bạn chi tiêu để lên kế hoạch khuyến mãi. Chọn một kế hoạch phù hợp với ngân sách khuyến mại của bạn để thành công. Nếu ngân sách của bạn ít, bạn nên hạn chế các chương trình khuyến mãi, chẳng hạn như áp dụng chiết khấu% nhưng chỉ lên đến 100.000 đồng. Nếu không, bạn sẽ khó kiểm soát được tình hình, dễ vượt quá giới hạn và thua lỗ.

Quy trình cụ thể xây dựng khuyến mãi trong doanh nghiệp như thế nào?

1. Xác định và xây dựng khuyến mãi

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình và bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ đảm nhận công việc này. Các công việc về xác định và xây dựng chương trình khuyến mãi gồm có

2. Đề ra mục tiêu khuyến mãi và xác định đối tượng khách hàng

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, xác định mục tiêu Marketing của chương trình khuyến mãi. Thông thường, marketing hướng tới 03 mục tiêu chính và trong doanh nghiệp bộ phận kinh doanh sẽ phải tìm hiểu cũng như khảo sát thật cẩn thận để chọn ra mục tiêu phù hợp

  • Tăng thâm nhập thị trường
    Tăng thâm nhập thị trường là mục tiêu thường được áp dụng đối với các sản phẩm mới ra mắt thị trường, chưa có nhiều người biết đến.
  • Tăng tần suất mua hàng
    Tăng tần suất sử dụng là mục tiêu thường áp dụng với các sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng hoặc bão hòa, đã thu được một lượng khách hàng đông đảo.
  • Tăng giá trị mua hàng
    Tăng giá trị mua hàng là mục tiêu được áp dụng cho các sản phẩm ở giai đoạn bão hòa. Trong giai đoạn này, lượng người dùng mới tăng rất ít.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Replus là một trong những công ty đi đầu về dịch vụ cho thuê văn phòng và hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong 9 năm hoạt động, Replus đã xây dựng cho mình một thương hiệu tòan diện với lượng lớn khách hàng đông đảo cho nên mục tiêu hiện tại của Replus chính là tăng tần suất mua hàng. Những khách hàng có hợp đồng thuê ngắn hạn có thể đăng kí thuê lại dịch vụ và ngoài ra còn giới thiệu bạn bè, người thân để cùng trải nghiệm dịch vụ văn phòng đầy đủ tiện ích.

3. Xác định đối tượng và mục tiêu khuyến mại

Đối tượng của khuyến mại phải là đối tượng mục tiêu mà Chi nhánh hướng tới để điều hướng hành vi và quyết định mua hàng.

Chiến dịch khuyến mại hướng tới người tiêu dùng thường nhằm tới một trong 4 nhóm đối tượng chính:

  • Khách hàng đang sử dụng sản phẩm
  • Khách hàng đã từng dùng sản phẩm nhưng hiện tại không dùng nữa
  • Khách hàng đang sử dụng sản phẩm của đối thủ
  • Khách hàng chưa từng mua sản phẩm hoặc chưa từng gia nhập ngành hàng

Khi xác định được đối tượng khuyến mại, chúng ta sẽ áp dụng các hình thức khuyến mại phù hợp.

Quy trình cụ thể xây dựng khuyến mãi trong doanh nghiệp như thế nào?

Quy trình cụ thể xây dựng khuyến mãi trong doanh nghiệp như thế nào?

4. Lựa chọn thời điểm khuyến mãi

  • Thời điểm đặc thù: là những thời điểm phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của từng ngành hàng của doanh nghiệp. Thời điểm đặc thù có thể chia thành hai loại chính: Thời điểm dựa trên vòng đời của sản phẩm (Ra mắt thị trường, tăng trưởng, bão hòa, thoái trào) và thời điểm theo mùa vụ của ngành hàng (Mùa cao điểm và mùa thấp điểm)
  • Thời điểm cố định: là các thời điểm trọng đại, diễn ra theo lịch, quen thuộc với đa số người tiêu dùng và có thể áp dụng rộng rãi. Một số ví dụ tiêu biểu của thời điểm cố định là Tết Nguyên Đán, Trung Thu, Quốc khánh… 
  • Thời điểm phát sinh: là các sự kiện hoặc trào lưu xuất hiện đột ngột, mang lại cơ hội kinh doanh. Rất khó để dự đoán thời điểm phát sinh, kết thúc hay phương hướng phát triển của các trào lưu này. Tuy nhiên, chúng đều có những đặc điểm chung là ngắn hạn và thu hút rất nhiều sự quan tâm và thảo luận của một lượng người đông đảo. Ví dụ: các sự kiện bóng đá đột ngột hot như AFC U23, ASIAD, lũ lụt miền trung, dịch Covid19….là những trào lưu điển hình mà để tận dụng chiến lược khuyến mại.

5. Lựa chọn hình thức khuyến mại phù hợp

Tùy thuộc vào ngành hàng và mô hình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ lựa được các hình thức khuyến mãi phù hợp

6. Xét duyệt chương trình khuyến mãi

Để có thể tung ra thị trường sau khi xây dựng ý tưởng cho chương trình khuyến mãi, cần trình bày phương án lên bộ phận cao nhất đó là Giám đốc. Giám đốc sẽ xem xét và điều chỉnh về khuyến mãi cũng như ngân sách để thực hiện.

Sau khi được Giám đốc xét duyệt thì sẽ được bộ phận Kế toán gửi công văn đến sở công thương và khi nhận được xác nhận mới có thể triển khai. Và điều lưu ý tiếp theo là các chương trình khuyến mãi trước khi tổ chức phải thông báo tối thiểu trước 3 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mãi.

7. Tiến hành truyền thông chương trình

Bộ phận Marketing trong doanh nghiệp sẽ tiến hành Truyền thông chương trình trên các nền tảng online và offline. Lên kế hoạch truyền thông trước – trong – sau của chương trình.

8. Báo cáo kết quả chương trình

Bộ phận Marketing phối hợp cùng bộ phận kinh doanh sẽ tiến hành rà soát và làm báo cáo tổng kết về kết quả chương trình và doanh thu. Từ đó, đưa ra những điểm tốt và khó khăn để rút kinh nghiệm trong những lần tổ chức sau.

Làm sao để triển khai khuyến mãi hiệu quả và thu hút nhất?

Khi bạn đã lựa chọn được hình thức khuyến mãi phù hợp, làm cách nào để quản lý chương trình khuyến mại một cách hiệu quả và thu hút được khách hàng?

1. Tạo cảm giác cấp bách

Một chương trình khuyến mại không có ngày bắt đầu và ngày kết thúc sẽ khó tạo cảm giác hào hứng và mong đợi cho người mua hàng. Nếu cửa hàng tiếp tục bán ngày qua ngày, điều đó sẽ khiến mọi người nghĩ rằng “Bất cứ khi nào cửa hàng không có đợt giảm giá, không bao giờ là quá muộn để mua nó khi rảnh rỗi”. Nó sẽ khiến mọi nỗ lực của bạn trở nên vô ích.

Vì vậy, hãy giới hạn chương trình trong một thời gian nhất định, nó sẽ tạo cảm giác gấp gáp và suy nghĩ trong đầu họ lúc đó sẽ là: “nếu mình không mua ngay thì sẽ không có cơ hội tốt như vậy”. Từ đó quyết định mua hàng sẽ được đưa ra nhanh chóng hơn. Đây cũng là lý do tại sao các chương trình flash sale những ngày này rất phổ biến và hiệu quả.

2. Có chủ đề hợp lý cho từng chương trình khuyến mãi

Tạo ra một chủ đề sẽ cung cấp cho cửa hàng một lý do chính đáng để giảm giá sản phẩm, nếu không thì khách hàng rất dễ nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm. Nhiều người sẽ nghĩ chắc do chất lượng không tốt nên khó thu hút sự chú ý của mọi người. Ngoài ra, một lợi ích lớn khác là khi có một chủ đề rõ ràng, khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến quảng cáo của bạn hơn. Nếu bạn không biết cách gọi tên chương trình khuyến mãi, bạn có thể làm về các ngày lễ, chẳng hạn như Khuyến mại 30/4, 1/5, khuyến mại dịp Tết, Giáng sinh, …

3. Kết hợp các hình thức thức khuyến mãi

Không nhất thiết mỗi đợt giảm giá, cửa hàng chỉ được sử dụng một hình thức khuyến mãi. Bạn có thể áp dụng các chương trình khác cùng một lúc để tăng sức hút và hiệu quả bán hàng.

Ví dụ, ngoài ứng dụng “mua một tặng một”, bạn có thể tặng mỗi khách hàng một phiếu rút thăm trúng thưởng. Khách hàng càng nhận được nhiều giá trị, bạn càng thu hút được nhiều người đến với cửa hàng của mình.

Lời Kết

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, mọi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khi đưa ra đều cần phải xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt là đối với các chương trình khuyến mãi. Trên đây là các hình thức khuyến mãi và các cách triển khai sao cho hiệu quả mà Dangkykinhdoanh đã tìm hiểu được. Hãy bắt tay tạo một chương trình khuyến mãi và kiểm tra hiệu quả xem sao nhé!

Sending
Đánh giá bài viết
(0 votes)

Leave a Comment