Kinh doanhKiến thức kinh doanh

Teamwork là gì? Xây dựng đội nhóm teamwork bền vững như thế nào?

Hiện nay khi bạn đọc JD của các nhà tuyển dụng, hầu hết các công việc đều yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng teamwork. Vậy bạn đã nắm được teamwork là gì và tại sao teamwork lại là kỹ năng quan trọng chưa? 

Teamwork là gì một thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong kinh doanh, trong văn hóa làm việc của các doanh nghiệp. Đối với một số nhà tuyển dụng kỹ năng teamwork cũng là một trong những yêu cầu được quan tâm trong các buổi phỏng vấn. Nếu vẫn còn đang mơ hồ chưa rõ về thuật ngữ này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Dangkykinhdoanhvietnam sẽ giúp bạn khám phá và cho câu trả lời chi tiết nhất.

Teamwork là gì?

Teamwork là gì là một thuật ngữ trong tiếng Anh dịch sang tiếng Việt nghĩa là làm việc theo nhóm. Teamwork là quá trình phối hợp, cộng tác, giữa 2 hay nhiều người trong cùng một nhóm, một tổ chức chia công việc, mỗi người sẽ có nhiệm vụ đúng với chuyên môn và thế mạnh của mình để hoàn thành công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. 

Thêm vào đó, làm việc theo nhóm có thể giúp nhóm song hành cùng nhau, liên kết cùng nhau thúc đẩy, đoàn kết, có sự tin tưởng lẫn nhau, sẵn sàng hỗ trợ giữa mọi người trong nhóm, đây là một việc rất cần thiết cho cuộc sống hiện nay. 

Teamwork là gì?

Teamwork là gì?

Làm việc nhóm teamwork là gì? Đó chính là tinh thần làm việc tập thể, kích thích thúc đẩy giúp công việc mượt mà hơn di chuyển đến mục tiêu đặt ra nhanh hơn với các mục tiêu, đầu việc cụ thể. Làm việc nhóm hiệu quả sẽ có khả năng củng cố rất nhiều giá trị trong công việc. 

Trong thực tế, lợi ích thu được từ sự phối hợp hiệu quả trong làm việc nhóm là rất cần thiết để quản lý được nguồn tài nguyên hiệu quả. Trong văn hóa doanh nghiệp, văn hóa làm việc nhóm mang ý nghĩa lớn giúp vấn đề quản lý nhân lực, quản lý doanh nghiệp có những thành công hiệu quả trong từng chiến lược đề ra. 

Ưu nhược điểm của teamwork là gì ?

1. Ưu điểm của teamwork là gì

  • Trong bất kỳ công việc nào đều cần có tinh thần teamwork là gì, đặc biệt đối với những công việc, dự án cần sự tỉ mỉ, đòi hỏi tính tập thể cao, có độ chính xác tối ưu.
  • Làm việc nhóm hiệu quả mang đến sự dậy tinh thần gắn kết, giúp góp phần phát triển mối quan hệ bền vững giữa nhân viên và nhân viên, giữa nhân viên và các lãnh đạo.
  • Cách làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp các cá nhân nâng cao kỹ năng tổ chức, điều chỉnh, sắp xếp công việc hợp lý, chỉn chu. Nhờ đó, khối lượng công việc sẽ được giải quyết trôi chảy, đúng hạn có trình tự mà không bị chồng chéo lên nhau. 
Ưu điểm của teamwork là gì

Ưu điểm của teamwork là gì

  • Mỗi thành viên tham gia làm việc trong teamwork là gì đều có thể phát huy năng lực mang lại giá trị hữu ích cho công việc. Đây cũng là cơ hội để các cá nhân phát huy thế mạnh của mình, đồng thời bổ sung những thiếu sót cho nhau trong tập thể.
  • Teamwork là gì kích thích khả năng sáng tạo, mang đến những sáng kiến, đổi mới hay thông qua các cuộc tranh luận, nêu lên ý kiến của các thành viên trong nhóm.
  • Làm việc dựa theo tinh thần đồng đội tích cực, cùng nhau phát triển là cách mà nhiều doanh nghiệp giữ chân nhân viên, kích thích sự toàn tâm, toàn ý của nhân viên đối với công việc. 
  • Teamwork tích cực đi đúng hướng sẽ giúp các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau, sẵn sàng xử lý công việc kịp lúc trong những trường hợp khẩn cấp.

>>> Xem thêm bài viết: Pitching là gì? Bí quyết Pitching để khởi nghiệp thành công

2. Nhược điểm của teamwork là gì

  • Teamwork Skill là gì thường có quy trình phức tạp để có một teamwork thành công mỗi cá nhân trong team phải có một vai trò công việc nhất định. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và tập hợp các mảnh ghép để lập một team cùng nhau hỗ trợ và làm việc ăn ý, phát triển không phải là chuyện dễ dàng.
  • Tranh luận, đưa ra luận điểm, ý kiến dễ xảy ra những cuộc xung đột, gây xích mích trong nhóm.
  • Khó xác định, và đánh giá đúng khối lượng công việc phân chia đồng đều cho mỗi cá nhân trong nhóm. Nếu chất lượng công việc của một cá nhân nào đó làm việc không tốt có thể dẫn đến sự không hài lòng, gây sự xung đột giữa các thành viên.

Các giai đoạn hình thành và phát triển của Teamwork là gì

1. Giai đoạn hình thành Teamwork là gì

Giai đoạn hình thành bao gồm các giai đoạn định hướng và làm quen. Các cá nhân đều rời rạc và không định hướng rõ hướng đi. Họ muốn tìm kiếm sự lãnh đạo trong nhóm. Và sẽ có một thành viên đứng lên, khẳng định được quyền lực hoặc kiến thức sâu rộng để có thể lãnh đạo được 1 tập thể nhỏ.

Các thành viên sẽ đưa ra những câu hỏi như: “Lợi ích nhóm đem lại cho tôi?”, “Nhóm kỳ vọng gì ở tôi?”, “Tôi sẽ phù hợp với nhiệm vụ/công việc gì?” . Hầu hết là các câu hỏi tương tác xã hội khi các thành viên làm quen với nhau. 

>>> Xem thêm bài viết: Đào tạo nguồn nhân lực tối ưu nhất cho mọi doanh nghiệp

Giai đoạn hình thành Teamwork là gì

Giai đoạn hình thành Teamwork là gì

2. Giai đoạn bão tố Teamwork là gì

Giai đoạn bão tố là giai đoạn khó khăn và quan trọng nhất để vượt qua. Đó là giai đoạn xuất hiện những xung đột và cạnh tranh khi các thành viên ai cũng muốn chứng tỏ cái tôi của mình. 

Hiệu suất làm việc nhóm có thể thực sự sẽ giảm xuống trong giai đoạn này vì năng lượng được đưa vào các hoạt động không hiệu quả. Các thành viên có thể không đồng ý với các mục tiêu của nhóm, và bắt đầu xuất hiện các “bè phái” trong nhóm. 

Để vượt qua giai đoạn này, các thành viên phải hợp sức làm việc để vượt qua những trở ngại, chấp nhận sự khác biệt cá nhân và cùng nhau loại bỏ những mâu thuẫn vì một nhiệm vụ và mục tiêu chung của nhóm. Không ít đội nhóm sẽ bị “sa lầy” trong giai đoạn này. Không giải quyết xung đột có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài, thậm chí là không thể giải quyết được.

3. Giai đoạn chuẩn hóa Teamwork là gì

Nếu các đội vượt qua giai đoạn bão tố, xung đột được giải quyết và đạt được mức độ thống nhất nhất định. Trong giai đoạn định mức, sự đồng thuận phát triển xoay quanh việc người lãnh đạo là ai, và vai trò của từng thành viên. Sự khác biệt giữa các cá nhân bắt đầu được giải quyết, và một cảm giác gắn kết và thống nhất xuất hiện. 

Hiệu suất làm việc nhóm tăng lên trong giai đoạn này khi các thành viên học cách hợp tác và bắt đầu tập trung vào các mục tiêu của nhóm. Tuy nhiên, sự hòa hợp vẫn khá bấp bênh, và nếu những bất đồng tái xuất hiện, nhóm có thể quay lại giai đoạn 2.

3. Giai đoạn thể hiện

Trong giai đoạn thể hiện, sự đồng thuận và hợp tác đã được gây dựng tốt và nhóm đã cùng nhau trưởng thành, có tổ chức và hoạt động tốt hơn. Có một cấu trúc rõ ràng và ổn định, và các thành viên cam kết thực hiện nhiệm vụ chung của đội/nhóm. 

Các vấn đề và xung đột vẫn xuất hiện, nhưng chúng được xử lý theo tinh thần xây dựng. Nhóm tập trung vào giải quyết các vấn đề và đáp ứng các mục tiêu của nhóm.

Giai đoạn thể hiện

Giai đoạn thể hiện

4. Giai đoạn điều chỉnh Teamwork là gì

Trong giai đoạn điều chỉnh, hầu hết các mục tiêu của đội đã hoàn thành. Điều quan trọng vai trò của các thành viên trong nhóm là làm tốt các nhiệm vụ cuối cùng, ghi lại các nỗ lực và kết quả. 

Khi khối lượng công việc giảm đi, các thành viên có thể được phân ra các nhóm khác và nhóm sẽ bị giải tán. Nếu nhóm là một ủy ban thường trực với trách nhiệm liên tục, các thành viên có thể được thay thế bởi những người mới và nhóm có thể quay lại giai đoạn hình thành, sóng gió và lặp lại quá trình phát triển.

Lời Kết

Qua bài viết trên đây, Dangkykinhdoanhvietnam đã chia sẻ đến bạn những vấn đề xoay quanh teamwork như: teamwork là gì, tầm quan trọng của nó và những vấn đề dễ gặp phải khi teamwork. Đây là một trong những kỹ năng văn phòng cực kỳ quan trọng nên hãy rèn luyện nó thật tốt để làm việc hiệu quả hơn bạn nhé! Chúc các bạn thành công trong việc thành lập và duy trì đội nhóm!

Sending
Đánh giá bài viết
(1 vote)

Leave a Comment