Doanh nghiệpQuản trị tài chính

Tài chính quản trị kinh doanh bổ ích cho doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Statista về những lý do hàng đầu dẫn đến thất bại trong khởi nghiệp, yếu tố liên quan đến tài chính chiếm phần lớn như cạn vốn (29%), vấn đề về giá (18%), thiếu mô hình kinh doanh (17%)… Điều này cho thấy việc khởi nghiệp không chỉ nằm ở ý tưởng hay sản phẩm, quản lý tài chính tốt sẽ giúp startups “lái” được ý tưởng đến đích an toàn hơn. Vì vậy, việc tích lũy kiến thức về tài chính quản trị kinh doanh cũng quan trọng như cách startup ấp ủ tạo ra sản phẩm đầu tiên của mình.

Thiết lập nền tảng tài chính quản trị kinh doanh trước khi thành lập

Bằng cách trả lời những câu hỏi quan trọng sau, bạn sẽ hình dung được con số cần thiết để bắt đầu nguyện vọng khởi sự kinh doanh của bản thân. Hãy nhớ rằng tài chính minh bạch không chỉ giúp bạn kiểm soát được tình hình tài chính quản trị kinh doanh của cá nhân, của doanh nghiệp mà còn là nền tảng vững chắc để bạn chuẩn bị kêu gọi vốn (nếu có).

  •       Xác định tổng chi phí đầu tư: Liệt kê đầy đủ các chi phí cần để bắt đầu kinh doanh, từ nhỏ nhất đến lớn nhất.
  •       Lập kế hoạch chi tiêu, chi phí vận hành trong 6 tháng và kế hoạch dự phòng nếu như nguồn vốn bị cạn kiệt
  •       Tìm hiểu thị trường, định giá sản phẩm/ dịch vụ phù hợp
  •       Ước tính doanh thu, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong 1-2 năm
  •       Tính được lợi nhuận đầu tư trên tổng đầu tư (ROI)
  •       Bạn là chủ doanh nghiệp – Lương của bạn được tính như thế nào?
tai chinh quan tri kinh doanh

nền tảng tài chính quản trị kinh doanh

Làm tài chính quản trị kinh doanh sao cho hiệu quả?

1. Lập bảng ngân sách

Lập bảng ngân sách tài chính quản trị kinh doanh (budget) sẽ quyết định thành công và tính bền vững của doanh nghiệp. Nhìn vào sự thay đổi của doanh thu, chi phí, bạn sẽ biết tổng quan sự chuyển động của doanh nghiệp và có những quyết định sáng suốt hơn. Lợi ích của việc lập bảng ngân sách:

  •       Đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  •       Theo dõi doanh thu, chi tiêu và sự lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp.
  •       Cắt giảm chi tiêu để tránh chi tiêu quá mức.
  •       Chủ động lên kế hoạch cho những mùa doanh thu không ổn định.

2. Những hạng mục cần thiết trong bảng ngân sách

Một bảng ngân sách tài chính quản trị kinh doanh thông thường gồm những mục dưới đây:

  •       Doanh thu – số tiền thu được từ những hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm tiền bán sản phẩm, nguồn thu từ đầu tư, lãi suất từ khoản tiết kiệm, cổ tức (phần lợi nhuận sau thuế) và những nguồn khác.
  •       Chi phí – tất cả những khoản chi liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp, bao gồm chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu), chi phí hàng tháng (lương nhân viên, tiền thuê nhà, tiền điện, nước), chi tiêu tài chính như trả nợ hoặc trả lãi vay,.. Các khoản chi phí có thể được chia làm hai nhóm:
  •       Chi phí cố định không thay đổi hoặc ít thay đổi theo tháng, như tiền thuê nhà, tiền lương nhân viên, tiền bảo hiểm và chi phí dịch vụ kế toán.
  •       Chi phí biến đổi thay đổi theo từng tháng, như chi phí cho sản phẩm, dịch vụ hoặc đi lại.
  •       Lợi nhuận – phần tiền còn lại sau khi đã trừ hết chi phí từ phần doanh thu.
tai chinh quan tri kinh doanh

Cách tài chính quản trị kinh doanh

3. Đánh giá bảng ngân sách tài chính quản trị kinh doanh

Một bảng chi tiêu tài chính quản trị kinh doanh hợp lý là khi:

  •       Thể hiện được đầy đủ những nguồn thu và nguồn chi.
  •       Ước tính được chi tiêu. Chi tiêu có 2 loại, chi phí cố định (chi phí không thay đổi theo tháng, như tiền lương, thuê nhà, và tiền bảo hiểm) và chi phí biến đổi (chi phí thay đổi, như tiền nguyên vật liệu hay tiền ủy thác). Khi đã nắm rõ con số, việc ước tính chi tiêu giúp bạn có con số cơ sở để chuẩn bị cho những tình huống tài chính có thể xảy ra.Tìm ra được khoảng chênh lệch. Khi bạn cộng dồn tất cả doanh thu và trừ đi khoản chi phí được ước tính, con số còn lại thể hiện lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa trên con số này, bạn có thể ra quyết định để tìm cách nâng cao lợi nhuận.
  •       Luôn thay đổi theo tình hình thực tế của doanh nghiệp. Lập bảng chi tiêu chỉ là bước đầu tiên. Việc quan trọng hơn là bạn cần theo dõi bảng chi tiêu liên tục để chắc chắn mình đang đi đúng hướng.

4. Tham khảo các loại các bảng kiểm kê khác

Ngoài bảng chi tiêu cơ bản, mời bạn tham khảo thêm một số bảng kiểm kê tài chính quản trị kinh doanh khác có thể giúp ích cho việc theo dõi chi tiêu trong doanh nghiệp:

  •       Bảng cân đối kế toán giúp bạn hiểu nhanh được tình hình tài chính của doanh nghiệp ở một thời điểm bất kỳ. Bao gồm ba phần chính: tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu.
  •       Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm cách tính toán và báo cáo lời, lỗ và điểm hòa vốn trong doanh nghiệp.
  •       Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo dõi luồng tiền ra và vào, hoặc nói cách khác, nguồn tiền được hình thành và sử dụng như thế nào trong doanh nghiệp, và thường được chia làm ba phần chính: luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh, luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư, và luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính.
tai chinh quan tri kinh doanh

Cân nhắc khi làm tài chính quản trị kinh doanh

Những vấn đề tài chính quản trị kinh doanh cần quan tâm sau khi thành lập

Tài chính dư dả hay được rót vốn thành công từ các nhà đầu tư lớn cũng chưa thể khẳng định được sự thành công của doanh nghiệp. Sau khi đã bắt đầu “suôn sẻ”, bạn nên tiếp tục việc thắt chặt tài chính quản trị kinh doanh để doanh nghiệp phát triển ổn định trong 02 năm đầu tiên. Những việc làm cần thiết tiếp theo sẽ bao gồm:

  •       Cập nhật tình hình thực tế so với dự toán tài chính mà bạn đã làm trước đó.
  •       Xây dựng nền tảng tài chính cho bộ máy.
  •       Tiếp tục phân tích thị trường, ví dụ giá sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh…
  •       Lên kế hoạch gọi vốn (nếu có) trong kế hoạch phát triển kinh doanh. Biết định giá khởi nghiệp của bạn vào lúc này.
  •       Lập kế hoạch tài chính trung và dài hạn cho doanh nghiệp (trong vòng 3-5 năm). 

Xét trên thực tế dựa trên mức độ quan trọng, việc thắt chặt tài chính quản trị kinh doanh tốt nhất nên được thực hiện cả trước và sau khi bắt đầu khởi nghiệp. Điều này góp phần để bạn không đi vào vết xe đổ của những khởi nghiệp thất bại trên thị trường đa có trước đó. 

tai chinh quan tri kinh doanh

Vấn đề tài chính quản trị kinh doanh cần quan tâm

Hy vọng bài viết này của Dangkykinhdoanh đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tài chính quản trị kinh doanh. Chúc bạn thành công với những gì bạn làm!

Nếu bạn muốn đọc thêm nhiều bài học phát triển kinh toàn diện thì nhấn nút đăng ký theo dõi tại dangkykinhdoanhvietnam để có thể cùng chia sẻ kiến thức kinh doanh.

Sending
Đánh giá bài viết
(1 vote)

Leave a Comment