Doanh nghiệpQuản trị tài chính

Sức mạnh của quản trị rủi ro tài chính

Hoạt động của doanh nghiệp thường phải đối diện với rất nhiều rủi ro, trong đó phổ biến nhất là rủi ro tài chính. Tuy nhiên, vấn đề quản trị rủi ro tài chính vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Cùng Dangkykinhdoanhvietnam tìm hiểu cách nhận diện và quản trị rủi ro tài chính hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé!

Quản trị rủi ro tài chính là gì?

Quản trị rủi ro tài chính là công việc thực hiện trong quản trị doanh nghiệp. Đây là hoạt động trọng yếu giúp doanh nghiệp tránh được những nguy cơ có thể xảy ra. Mang đến tư thế chủ động và sẵn sàng đối mặt khi các khó khăn không được dự báo trước.

Muốn thành công với những lợi ích lớn, doanh nghiệp phải có kế hoạch phòng ngừa và tác động kiểm soát thiệt hại. Quản trị giúp tìm kiếm các lợi nhuận bền vững và phát triển ổn định. Đây là công việc được thực hiện trong xuyên suốt quá trình hoạt động doanh nghiệp.

Quan tri rui ro tai chinh

Quản trị rủi ro tài chính

Phân tích rủi ro tài chính cần quản trị trong doanh nghiệp

Không chỉ nắm rõ những rủi ro tài chính cụ thể phát sinh mà người quản trị còn phải biết phân tích yếu tố này. Như vậy, việc ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro mới có thể được thực hiện dễ dàng hơn.

Việc phân tích sẽ bao gồm các bước như khả năng xuất hiện các loại rủi ro, đánh giá nguy cơ và mức độ ảnh hưởng mà chúng mang lại. Cuối cùng sẽ đưa ra phương tránh để ngăn ngừa, hạn chế độ nguy hại. Hoạt động phân tích rủi ro tài chính được xem là chìa khóa vàng giúp các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Thực tế, rủi ro tài chính xảy đến chưa hẳn là điều gì đó tiêu cực. Một số doanh nghiệp biết cách biến rủi ro thành lợi thế để nâng tầm và phát triển doanh nghiệp theo chiều hướng khác. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt đều rất e ngại những rủi ro tài chính khi chúng xảy đến. Nếu không khắc phục được khi rủi ro quá lớn thì doanh nghiệp có thể phá sản.

>>> Xem thêm: 12 thói quen giúp bạn tự do tài chính giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống

Quan tri rui ro tai chinh

Phân tích rủi ro tài chính

Các loại rủi ro cần quản trị rủi ro tài chính

1. Rủi ro về mặt thị trường

Rủi ro thị trường bao gồm những tổn thất tiềm năng do những biến động bất lợi của các yếu tố trên thị trường tài chính, bao gồm tỷ giá hối đoái, mức lãi suất, thị trường vốn, giá cả hàng hóa. Những tác động này có thể là trực tiếp (thẳng vào doanh thu) hoặc gián tiếp (sau một quá trình chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh trực tiếp, từ nhà cung ứng và có thể từ bộ phận khách hàng).

2. Rủi ro về tín dụng

Rủi ro về mặt tín dụng có thể hiểu đơn giản là khả năng chịu tổn thất do phía các đối tác trả chậm hoặc mất khả năng chi trả các khoản vay nợ hoặc các khoản phải thu.

Thông thường, phương pháp quản trị, đặc biệt đối với các ngân hàng bao gồm hàng loạt các thủ tục đánh giá, rà soát thông tin đối tác vay nợ, hoặc có cam kết hợp tác mua bán. Các thủ tục này giúp doanh nghiệp vạch ra các hạn mức rủi ro nhằm tránh việc tích tụ công nợ quá lớn vào một vài đối tác.

Ngoài ra, đối với cả rủi ro về thị trường tài chính, cũng như các rủi ro về mặt tín dụng đều có thể được hạn chế bởi các công cụ tài chính phái sinh (bao gồm hợp đồng tương lai, quyền lựa chọn, hợp đồng hoán đổi).

>>> Xem thêm: Chọn kênh đầu tư tài chính phi ngân hàng sao cho chuẩn?

Quan tri rui ro tai chinh

Các loại rủi ro cần quản trị rủi ro tài chính

3. Rủi ro trong hoạt động sản xuất

Trong tất cả các nguồn rủi ro tài chính, thực chất đây là một vấn đề khá nan giải về mặt đề ra giải pháp về cả định tính và định lượng. Hầu hết việc quản trị rủi ro tài chính đều dựa vào các quy trình quản trị nội bộ, dựa vào sự tinh tế của người quản lý có khả năng hình dung các tình huống bất ngờ có khả năng xảy ra và cuối cùng là dựa vào quy trình giám sát chặt chẽ, đều đặn.

4. Rủi ro trong khả năng thanh khoản

Khác với rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản đề cập tới những tổn thất khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi tài sản thành các công cụ tài chính dựa trên định giá của thị trường. Rủi ro thanh khoản trong các quyết định tài chính này phần lớn phát sinh từ sự thiếu nắm bắt về thị trường, hoặc từ những biến động có tính đứt gãy trên thị trường.

Phương hướng quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp

Rủi ro tài chính xảy đến khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra đó là phá sản. Vậy làm thế nào để việc quản trị rủi ro tài chính tốt nhất, ngăn chặn được những vấn đề tiêu cực kể trên?

Về mặt lý thuyết, DN cần phải luôn chủ động phương án để xử lý và ứng phó. Như thế, sẽ giảm được mức độ thiệt hại xuống mức thấp nhất. Tốt nhất, doanh nghiệp hãy lên kế hoạch những bước cơ bản trong quá trình xử lý rủi ro tài chính. Như vậy, khi vấn đề xảy ra sẽ kịp ứng biến.

Nhà quản trị tài chính cần phải nhận diện, phân tích các rủi ro bằng công cụ phù hợp để xác định được đâu là mối nguy quan trọng nhất. Như vậy, việc ngăn ngừa rủi ro sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất và doanh nghiệp sẽ được bảo toàn.

>>> Xem thêm: Tài chính quản trị kinh doanh bổ ích cho doanh nghiệp

Quan tri rui ro tai chinh

Phương hướng quản trị rủi ro tài chính

Giải pháp quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp

1.Tuân thủ tiến trình quản trị rủi ro tài chính

Nhà quản trị cần tuân thủ tiến trình quản trị rủi ro tài chính 5 bước sau đây:

  •       Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
  •       Đánh giá quản trị rủi ro tài chính toàn diện
  •       Kiểm soát quản trị rủi ro tài chính
  •       Tài trợ tổn thất
  •       Quản trị chương trình hành động.
  •       Sử dụng nhiều kỹ thuật về nhận dạng quản trị rủi ro tài chính

2. Thành lập bộ phận quản trị rủi ro tài chính

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, năng lực và phong cách của nhà quản trị, các doanh nghiệp có thể lựa chọn thành lập bộ phận quản trị rủi ro tài chính thuộc phòng quản trị rủi ro; thuộc phòng quản trị tài chính; bổ sung chức năng quản trị rủi ro tài chính cho các bộ phận quản trị hiện có; sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro tài chính.

Quan tri rui ro tai chinh

Giải pháp quản trị rủi ro tài chính

3. Tham gia hoạt động hỗ trợ hiệu quả quản trị rủi ro tài chính

  •       Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính
  •       Tổ chức các hoạt động truyền thông về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp
  •       Tài trợ cho các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp với việc gia tăng giá trị doanh nghiệp.
  •       Sử dụng một số phương pháp để phân tích rủi ro cho khoản đầu tư dài hạn hay đầu tư vào thị trường chứng khoán: phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tài sản và thu nhập của công ty đó; phân tích số liệu trên thị trường chứng khoán; Đánh giá hoạt động lịch sử của một công ty, tính toán tỷ lệ nợ trên vốn trong cơ cấu tài chính.
  •       Để ngăn ngừa biến động giá, có thể tận dụng những công cụ phái sinh như: ký kết hợp đồng tương lai, sử dụng quyền chọn bán.
  •       Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, lập quỹ dự phòng, mua bảo hiểm, không lạm dụng vay nợ làm đòn bẩy tài chính.

Tóm lại, quản trị rủi ro tài chính là việc vô cùng quan trọng. Đây là hoạt động trọng yếu giúp doanh nghiệp tránh được những nguy cơ có thể xảy ra xung quanh. Hy vọng bài viết trên của Dangkykinhdoanh đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về quản trị rủi ro tài chính. Chúc doanh nghiệp bạn sẽ luôn trong tư thế chủ động và bất kỳ lúc nào cũng có thể sẵn sàng đối mặt với các rủi ro tài chính.

Sending
Đánh giá bài viết
(0 votes)

Leave a Comment