Kinh doanhKiến thức kinh doanh

Một số vấn đề bạn cần phải biết trong quản lý rủi ro trong kinh doanh

Quản lý rủi ro trong kinh doanh là một quá trình được thực hiện bởi các nhà quản trị. quản trị rủi ro được áp dụng trên từng trường hợp và trên quy mô toàn doanh nghiệp.

Thực tế, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các rủi ro kinh doanh: Mất hàng hóa, thiên tai, hỏa hoạn,…Nếu rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp cần làm gì? Cần thực hiện những gì để giải quyết hậu quả đến mức thấp nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của dangkykinhdoanhvietnam để có thêm kiến thức về quản trị rủi ro nhé!

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?

Rủi ro trong kinh doanh là điều mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Theo cách hiểu đơn giản rủi ro doanh nghiệp là những thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh do các tình huống đó xảy ra. Các tình huống đó có thể gây thiệt hại hoặc tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh doanh nghiệp là một quá trình được thực hiện bởi giám đốc, quản lý và nhân viên. Quá trình này được áp dụng trong tình huống thực tế và trong quy mô toàn doanh nghiệp. Được thiết kế và giám sát các sự kiện rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Và quản trị rủi ro trong mức khẩu vị rủi ro, để cung cấp sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp (theo COSO, 2004).

Khẩu vị rủi ro là được hiểu là số lượng rủi ro ở một mức độ tương đối rộng mà nhà quản trị phải chấp nhận và theo đuổi giá trị họ nhận được. Khẩu vị rủi ro có thể được đo lường bằng phương pháp định tính và phân loại thành nhóm (Cao, trung bình, thấp). Mỗi một nhà quản trị đều có một khẩu vị rủi ro khác nhau

quản lý rủi ro kinh doanh trong donh nghiệp là gì

Quản lý rủi ro kinh doanh trong doanh nghiệp là gì?

Quy trình để quản lý rủi ro trong kinh doanh doanh nghiệp

Quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp được thực hiện như sao:

1- Nhận diện được rủi ro

Nhận diện được rủi ro là một trong những bước quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh. Nhà quản trị phải xác định tất cả rủi ro và nguy cơ rủi ro có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động hay dự án của doanh nghiệp. 

Nhà quản trị cần nhớ rủi ro nhỏ của một dự án nhỏ không có nghĩa là sẽ không ảnh hưởng lớn đến toàn bộ doanh nghiệp. Các loại rủi ro có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động

2- Đánh giá được rủi ro chính

Sau khi đã xác định được rủi ro nhà quản trị bắt đầu tiến hành đến bước đánh giá được rủi ro. Rủi ro sẽ được đánh giá theo khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng mà  rủi ro đó gây ra. Mục tiêu của bước đánh giá này là giúp cho nhà quản lý tiềm được cách tiếp cận rủi ro. Các nhà quản lý thường dùng các câu hỏi để hỏi về khả năng và mức độ của rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Đánh giá được rủi ro chính

Đánh giá được rủi ro chính trong kinh doanh

3- Tính toán khả năng và tính không chắc chắn của rủi ro

Khi nhà quản lý đã xác định được số lượng rủi ro có thể xảy ra thì bắt đầu ước tính tỷ lệ rủi ro có thể xảy ra (Xác suất đi từ 0.01%  đến 0.99%). Trên thực tế các rủi ro luôn đi kèm với cơ hội nhưng cũng không thể khẳng định 100% rủi ro xảy ra hoặc 0% rủi ro không thể xảy ra vì vậy sử dụng phương pháp tính toán xác suất là hoàn toàn hợp lý

Công thức tính toán rủi ro:

Nếu xác suất xảy ra rủi ro X là 40% và Y độc lập nhưng có yếu tố liên quan là 40%, Chưa thể xác định được xác suất rủi ro của cả hai rủi ro X và Y là 0,4 + 0,4 = 0,8 (80% này không có ý nghĩa). Xác suất chung của 2 rủi ro độc lập này thuộc 2 sản phẩm riêng biệt:

Pr (sự kiện X) x Pr(sự kiện Y) = Pr (X và Y) 

=> sự kiện X là 0, 4 sự kiện Y là 0,4 xác suất kết hợp giữa 2 sự kiện là 0,4 x 0,4= 0,16

Đánh giá Nếu rủi ro có 40% ý nghĩa quan trọng hay có khả năng thì rủi ro 40% có thể xảy ra và nếu tác động 40% thì xác suất 16% sẽ được tính cho cả hai sự kiện X và Y. Tuy nhiên đây chỉ là phép tính đơn giản chưa đủ để xác định chính xác rủi ro xảy ra. 

4- Phân tích rủi ro

Sao khi đã đánh giá được rủi ro cơ bản, doanh nghiệp doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích rủi ro. Mục tiêu của bước này là để tiến sâu hơn về rủi ro và những cách mà rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp . Sau đó rủi ro sẽ được đánh giá thêm xảy ra ở tổng thể so với hậu quả mà nó mang lại. Sau đó doanh nghiệp sẽ xem xét xem doanh nghiệp liệu có thể chấp nhận được rủi ro này hay không.

5- Đánh giá và giám sát rủi ro 

Sau đó nhà quản trị sẽ xếp hạng rủi ro vào các nhóm từ nguy cơ thấp đến cao. Rủi ro được đánh giá cao nhất sẽ được doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch để phát triển và ngăn rủi ro này xảy ra bằng các biện pháp ngăn chặn cụ thể ( Quy trình giảm thiểu ảnh hưởng rủi ro, chiến thuật phòng ngừa rủi ro xảy ra và kế hoạch dự phòng trong các tình huống rủi ro xảy ra)

Quá trình nhận diện phân tích và đánh giá rủi ro không chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định mà là quá trình cần được thực hiện liên tục trong doanh nghiệp. Các rủi ro không bao giờ biến mất mà nó sẽ thường xuyên biến đổi. Đôi khi do tác động của nhiều yếu tố làm rủi ro đó lớn hơn mức độ ảnh hưởng cao hơn do vậy việc giám sát rủi ro phải được thực hiện thường xuyên

Sự giám sát rủi ro trong doanh nghiệp sẽ được thực hiện hàng tuần, tháng, quý, năm để có thể quan sát được và nhận biết được nguy cơ kịp thời. Công việc giám sát sẽ được thực hiện bởi các nhà quản lý, giám đốc, nhân viên hoặc được thực hiện độc lập 

Đánh giá và giám sát rủi ro

Đánh giá và giám sát rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp

 

Ví dụ về quản trị rủi ro trong kinh doanh trên thực tế

Một công ty du lịch lớn tại Việt Nam sẽ thực hiện quy trình quản lý rủi ro trong kinh doanh tại doanh nghiệp họ như thế nào ??

Rủi ro do tác động từ bên ngoài: Những rủi ro thường nhất ở các công ty du lịch lữ hành. Ví dụ gần nhất: Dịch bệnh Covid19 đã khiến cho ngành dịch vụ du lịch dường như suy sụp. Doanh nghiệp du lịch đã chọn phương án hộ chiếu vaccine để phục hồi lại doanh nghiệp của mình

Các yếu tố khách quan: Hạn chế visa ở một số khu vực, khách hàng chưa xin được visa, visa sắp hết hạn mà gần tới giờ bay điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp và khách hàng rơi vào thế bị động chậm trễ chuyến  bay và bị hủy tour du lịch. Điều này doanh nghiệp cần phải rà soát và tăng cường tìm hiểu thêm các kiến thức về visa của các quốc gia

Rủi ro đến từ khách hàng: Khách hàng vi phạm các quy định hàng không về giờ bay, đem quá số cân, mang vật dụng cấm, dịch bệnh,… Rủi ro này sẽ được công ty du lịch xem xét và xử lý thỏa đáng nhất

Rủi ro từ nội bộ nhân viên tư vấn khách hàng: Sai sót trong quá trình đào tạo nhân viên khi nhân viên tư vấn cho khách hàng sai thông tin, sai quy trình,…. Công ty du lịch cần tổ chức tập huấn thường xuyên. Đưa ra các tình huống khách hàng thực tế để nhân viên tập xử lý

Quản lý rủi ro trong kinh doanh nói chung và doanh nghiệp nói riêng là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp nào cung cần nên quan tâm. Đặc biệt là các nhà quản lý là người giúp cho doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. 

Chỉ khi nhà quản lý rủi ro trong kinh doanh tốt thì doanh nghiệp mới phát triển ổn định và bền vững. Với những kiến thức về quản trị rủi ro trên mong rằng bạn sẽ hiểu thêm hơn về khái niệm cũng như quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Hy vọng bạn có thể áp dụng quản trị và xử lý rủi ro cho doanh nghiệp của mình tốt nhất!  

Xem thêm: Tổng hợp kiến thức tài chính doanh nghiệp cơ bản 

Sending
Đánh giá bài viết
(1 vote)

Leave a Comment