Kinh doanhQuản trị kinh doanh

Quản lý doanh nghiệp nhỏ bất thành với 7 sai lầm nghiêm trọng

Quản lý doanh nghiệp nhỏ gặp không ít những khó khăn do hạn chế về tiềm lực tài chính và quy trình quản lý. Hiện nay câu chuyện quản trị doanh nghiệp là vấn đề được các nhà quản trị quan tâm, đặc biệt là các công ty, xí nghiệp có quy mô nhỏ. Thực tế, các doanh nghiệp nhỏ đã quản trị doanh nghiệp như thế nào và thường mắc những sai lầm gì? Dưới đây chúng tôi sẽ điểm mặt 7 sai lầm thường gặp trong quản lý doanh nghiệp nhỏ.

1. Không chú trọng công tác lập kế hoạch

Việc lập kế hoạch giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc cũng như phân bổ nhân sự nhanh chóng, hợp lý hơn. Lập kế hoạch khoa học sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị phương án đề phòng rủi ro.

Có thể thấy, công tác lập kế hoạch trong quản lý doanh nghiệp hiện nay chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt đối với các cách quản lý doanh nghiệp nhỏ. Đây là một điều đáng tiếc làm lỡ mất rất nhiều cơ hội của các doanh nghiệp.

quan ly doanh nghiep nho

Chú trọng công tác lập kế hoạch

2. Chưa biết tận dụng khoa học công nghệ vào khâu quản lý

Có thế thấy, xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ đang được chú trọng vào tất cả các ngành, nghề. Công tác quản lý là một công việc đặt ra nhiều thách thức bởi khối lượng công việc dày đặc, nhân viên khó kiểm soát, dữ liệu thông tin chồng chéo qua các năm. Vì vậy, quản lý doanh nghiệp nhỏ là ngành cần ưu tiên hàng đầu trong việc áp dụng công nghệ.

quan ly doanh nghiep nho

Khoa học công nghệ tân tiến

3. Quản lý dữ liệu thiếu sự logic – khoa học

Thời đại “công nghệ số” kéo theo hành vi trộm cắp thông tin diễn ra khá phổ biến. Công việc quan trọng hàng đầu của nhà quản trị là tăng cường hệ thống bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp bảo vệ thông tin bằng cách sao lưu dữ liệu sang nhiều thiết bị khác nhau.

Tuy nhiên hiện nay để bảo vệ thông tin các doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm quản lý thông tin vào công tác quản lý. Qúa trình này giúp doanh nghiệp lưu trữ hồ sơ, dữ liệu một cách khoa học và lâu dài hơn, tìm kiếm nhanh chóng hơn.

quan ly doanh nghiep nho

Quản lý dữ liệu theo hướng logic – khoa học

4. Sai lầm trong việc quản lý vốn

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị hạn chế về khả năng tài chính, số vốn đăng ký của các doanh nghiệp nhỏ là dưới 5  tỷ đồng. Do đó, họ thường gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Dòng vốn của các doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc vay mượn người thân, học hàng bởi các ngân hàng chưa tin tưởng vào khả năng tài chính của họ để cho vay vốn.

Việc sai lầm trong quản lý doanh nghiệp nhỏ xuất phát từ việc quản lý vốn không hiệu quả. Tình trạng chi bội thu diễn ra nhiều do năng lực quản lý của doanh nghiệp bị hạn chế dẫn đến lãng phí trong nhập nguyên vật liệu,… Nguồn lực về vốn hạn chế song quản lý vốn trong doanh nghiệp lỏng lẻo là nguyên nhân chính dẫn đến các doanh nghiệp thường làm ăn thua lỗ, khó mở rộng được thị trường.

quan ly doanh nghiep nho

Quản lý nguồn vốn hợp lý

5. Quản lý nhân sự thiếu hiệu quả

Công tác quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp nhỏ thường mang tính chất “cảm tính” chưa xây dựng mô hình quản lý chuyên nghiệp tuân theo một quy chuẩn nhất định. Bên cạnh đó, chế độ thưởng phạt trong quản lý doanh nghiệp nhỏ còn thiếu tính “công bằng” hoặc chưa được chú trọng.

Một sai lầm trong công tác quản lý nhân sự là tuyển dụng người nhà. Đây là điều không sai nếu như họ thật sự là những người có năng lực và phù hợp với vị trí công việc. Tuy nhiên nếu người nhà của ban quản lý không phù hợp sẽ khiến hiệu quả công việc giảm sút. Kéo theo đó, nhà quản trị gặp rắc rối khi sa thải họ và ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân.

quan ly doanh nghiep nho

Quản lý nhân sự hiệu quả

6. Hạn chế ở kỹ năng làm việc nhóm

Một “đội nhóm” mạnh là tiềm lực giúp doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhà quản lý giỏi là người có thể phát huy hết khả năng, điểm mạnh từng thành viên và dung hòa các ý kiến của các nhân viên trong công ty và đưa ra quyết định quản lý. 

Trên thực tế, cách quản lý doanh nghiệp nhỏ thường chú trọng nhiều đến “kết quả” mà bỏ qua “quá trình”. Tuy nhiên “dục tốc bất đạt”, doanh nghiệp muốn kinh doanh doanh hiệu quả buộc phải có một đội nhóm và quy trình quản lý đủ mạnh.

quan ly doanh nghiep nho

Tăng cường kỹ năng làm việc nhóm

7. Thiếu chuyên nghiệp trong khâu chăm sóc khách hàng

Hãy làm những điều tốt cho khách hàng và họ sẽ tạo ra lợi ích cho chúng ta. Thực tế đã chứng minh doanh nghiệp chăm sóc tốt khách hàng sẽ duy trì được tập khách hàng trung thành và có cơ hội thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Do các doanh nghiệp nhỏ có tiềm lực vốn hạn chế nên họ thường bỏ qua bước chăm sóc khách hàng hoặc chăm sóc qua loa làm mất lòng tin người tiêu dùng.

Quá tình quản lý doanh nghiệp nhỏ cần xây dựng cho đội ngũ nhân viên:

  •       Tính kiên nhẫn: Khách hàng không phải ai cũng dễ tính, do vậy đầu tiên nhân viên phải rèn được tính “kiên nhẫn”.
  •       Khả năng chủ động ứng phó trước những tình huống thực tế.
  •       Khả năng đáp ứng mong muốn của khách hàng.
quan ly doanh nghiep nho

Rèn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng

Hy vọng bài viết “Điểm mặt 7 sai lầm khi quản lý doanh nghiệp nhỏ” của Dangkykinhdanhvietnam đã cung cấp cho bạn những kiến thức. Giúp doanh nghiệp bạn nhận ra những vấn đề đang tồn đọng trong nội bộ, đồng thời tìm được hướng giải quyết phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

Sending
Đánh giá bài viết
(1 vote)

Leave a Comment