Quản trị kinh doanhKinh doanh

OKRs là gì? 9 nguyên tắc OKRs cho doanh nghiệp phát triển

OKRs là gì? Trong lĩnh vực kinh doanh, thuật ngữ OKR rất quen thuộc. OKRs là mô hình tiêu biểu để hỗ trợ doanh nghiệp phát đi đúng mục tiêu đưa ra và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Vậy OKRs là gì? Hãy cùng dangkykinhdoanhvietnam tìm hiểu OKRs là gì và lợi ích của OKRs là gì đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhé!

OKRs là gì?

OKRs là cụm từ viết tắt của Objectives and Key Results – Mục tiêu và Kết quả then chốt. Mục đích của OKRs là quản trị doanh nghiệp hoạt động theo đúng hướng đi mà nó đã đề ra.

Khi doanh nghiệp ứng dụng mô hình OKRs, doanh nghiệp sẽ tính toán kết quả then chốt để có thể thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong thời gian nhất định. Đồng thời doanh nghiệp phải công khai minh bạch những kết quả và mục tiêu cho toàn bộ phận nội bộ công ty.

OKRs là gì?

OKRs là gì?

Vậy mục đích của OKRs là gì? Mục đích của OKRs là nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên, để nhân viên có mục tiêu và làm việc hiệu quả hơn. Mô hình OKRs rất hiệu quả và nhiều thông tin cũng khẳng định rằng nhiều doanh nghiệp thành công trên thế giới cũng sử dụng mô hình OKRs để mang lại tính hiệu quả và phát triển.

Cấu trúc của OKRs là gì?

Cấu trúc của OKRs cũng triển khai theo định nghĩa OKRs là gì, nó được căn cứ dựa trên từng yếu tố của định nghĩa đó là Mục tiêu và Kết quả then chốt, mỗi yếu tố sẽ có mỗi câu hỏi để triển khai riêng:

  • Mục tiêu: Thứ cần thực hiện là gì?
  • Kết quả then chốt: Thực hiện điều đấy bằng cách nào?

Điều đó có nghĩa là, mục tiêu doanh ngiệp sẽ đặt ra cho từng nội bộ phòng ban hay cá nhân cụ thể. Và kết quả then chốt sẽ là cách đo lường và xác định những việc cần làm để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

OKRs là gì?

Cấu trúc của OKRs là gì?

Bằng một cách vô hình, mô hình OKRs sẽ tạo ra một mối liên kết giữa các tổ chức, các phòng ban khi tất cả đều có chung mục tiêu để thực hiện. Đối với cá nhân, sau khi hiểu mô hình OKRs là gì sẽ có thêm cơ hội để học hỏi, phấn đấu và phát triển đóng góp sức mạnh của mình vào lợi ích của công ty.

OKRs có mấy loại?

1. OKRs cam kết

OKRs cam kết là những mục tiêu và kết quả phải đạt được 100% sau khi đề ra. Và những mục tiêu này tuy mang lại thách thức cho người ứng dụng nhưng sẽ có thể vượt qua nếu có đủ sự nỗ lực và tập trung. Để có thể hoàn thành OKRs cam kết, chỉ cần phân bố và điều chỉnh kế hoạch một cách khoa học và hợp lý.

>>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của kế hoạch

2. OKRs mở rộng

Như tên gọi của nó, OKRs mở rộng có quy mô lớn hơn với một mục tiêu lớn và nó có thể kéo dài. OKRs thường sẽ khó khăn hơn vì không đảm bảo được tính khả thi của nó trong tương lai, mục tiêu mở rộng có thể kéo dàng từ năm này sang năm khách và người thực hiện sẽ không là các cá nhân cụ thể mà là các nhóm khác nhau phù hợp với OKRs đã đề ra.

OKRs là gì

OKRs là gì có mấy loại?

Để sử dụng OKRs này, tổ chức này phải nắm rõ nguyên tắc của OKRs là gì và phải kiên nhẫn trong thời gian dài để có thể hoàn thành mục tiêu một cách thành công.

Nguyên tắc của OKRs là gì?

Để có thể ứng dụng mô hình OKRs một cách hiệu quả và thành công nhất, doanh nghiệp phải nắm rõ và tuân theo 10 nguyên tắc OKRs để có thể thực hiện theo đúng hướng mục tiêu đã đề ra.

1. Giới hạn số mục tiêu

Khi một OKRs được đặt ra quá nhiều sẽ gây căng thẳng cho nội bộ công ty. Vì vậy, để mang lại tính hiệu quả cao mỗi chu kỳ công việc chỉ nên tối đa từ 3 đến 5 mục tiêu. Vì mỗi mục tiêu cần nên chú trọng nhiều hơn về chất lượng kết quả thay vì số lượng. Đồng thời điều này sẽ mang lại sự kết nối chặt chẽ trong nội bộ công ty và tạo nên sự tập trung tối đa trong công việc.

2. Trong suốt và minh bạch

Các mục tiêu cần phải công khai trong nội bộ với nhau để có thể nâng cao sự liên kết và tinh thần tập trung. Việc giữ bí mật sẽ mang lại hậu quả không tin tưởng lẫn nhau dẫn đến việc hoàn thành mục tiêu không còn hiệu quả.

Nếu biết rõ mục tiêu của nhau là gì, nhân viên sẽ có thêm các động lực để phấn đấu, dễ dàng kết hợp cùng nhau và giảm thiểu các xung đột. Việc trong suốt và minh bạch trong OKRs sẽ giúp nội bộ công ty có thêm động lực để phát triển hơn các doanh nghiệp đối thủ.

3. Có trách nhiệm cá nhân

Đối với những OKRs mang tính cá nhân, thì người ứng dụng OKRs phải có tính trách nhiệm cao với mục tiêu của mình. Đối với cấp trên, khi giao một kết quả then chốt cho cấp dưới thì người cấp dưới cần phải tự tạo một OKRs để hỗ trợ Key Result được giao ra.

OKRs là gì

Nguyên tắc của OKRs là gì?

4. Thiết lập mục tiêu 3 chiều 

Để nâng cao tính hiệu quả, thì thay vì nhận mục tiêu từ cấp trên, các nhân viên vẫn có thể tự viết mục tiêu của bản thân mình dựa trên cơ sở đàm phán với cấp trên.

Và sau đó mỗi người sẽ xây dựng OKRs của mình để thực hiện mục tiêu mong muốn và có thể phản ánh các OKRs là gì với nhau. Nhờ đó nhân viên có thể hiểu nhau hơn và nâng cao tinh thần teamwork.

5. Trao quyền

Vì một tổ chức nào có tình chuyên quyền cao sẽ rất khó áp dụng được OKRs. Vì vậy việc trao quyền sẽ xây dựng được tinh thần tự chủ, nâng cao ý thức tự suy nghĩ và có thể tăng khả năng giải quyết vấn đề.

Vì quản trị mục tiêu sẽ chú trọng đến mục tiêu hơn là các hành động khác. Việc trao quyền sẽ nâng cao niềm tin và kiên nhẫn trong việc thực hiện OKRs.

6. Không sử dụng để đánh giá nhân viên

Vì mục đích của OKRs là thúc đẩy tinh thần phát triển của nhân viên nên nếu doanh nghiệp sử dụng OKRs để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ mang lại tác dụng ngược.

Doanh nghiệp trước tiên phải hiểu OKRs là gì, vì OKRs mang theo phương hướng tự do và tập trung vào việc xử lý công việc và khai thác điểm mạnh của nhân viên hơn nên nếu lạm dụng OKRs để đánh giá nhân viên thì mục tiêu chung sẽ không còn hiệu quả nữa.

7. Hạn chế OKRs liên quan đến vấn đề lương thưởng

Việc lạm dụng OKRs trong vấn đề lương thưởng quá sẽ ảnh hưởng xấu trong quá trình xây dựng mục tiêu. OKRs hướng chúng ta thực hiện những mục tiêu lớn lao, theo hướng tích cực thì nếu công ty phát triển thì thu nhập nhân viên cũng sẽ phát triển.

Để tập trung hoàn thành mục tiêu, cần hạn chế tối đa việc lạm dụng OKRs làm lương thưởng và dọa phạt, điều đó có thể gây ảnh hưởng xấu về bộ mặt của doanh nghiệp.

8. Tư duy thử nghiệm

Để có thể vận dụng OKRs một cách hiệu quả, cần phải thực hành và thử nghiệm rất nhiều lần. Mục đích vủa việc thử nghiệm nhằm để tạo mục tiêu và học hỏi kinh nghiệm để có thể hoàn thành mục tiêu khác một cách hoàn hảo hơn dần đều theo thời gian nếu mục tiêu cũ có thất bại.

OKRs là gì

Tạo mục tiêu và học hỏi kinh nghiệm

Chu kì đều đặn của một OKRs là gì? Để phát triển kết quả của mục tiêu, cần phải có một chu kì đều đặn để có thể lấy dữ liệu của chu kỳ trước căn cứ làm tiền đề phát triển cho các chu kỳ sau. Một chu kỳ nhất quán mà doanh nghiệp thường áp dụng bao gồm 1 tháng – 1 năm – 1 quý ( 90 ngày).

9. Tính khát vọng

Tính khát vọng của một OKRs là gì? Một OKRs hiệu quả cần phải có tính khát vọng lớn, mục đích nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng cá nhân. Nếu OKRs luôn luôn đạt 100% mục tiêu thì nó quá dễ dàng và có thể cầm chân sự phát triển của doanh nghiệp.

Vì vậy, OKRs nhắm đến mục tiêu đầy táo bạo và khát vọng sẽ mang lại nhiều thách thức nhưng đó cũng là động lực cho doanh nghiệp phát triển.

Lợi ích của OKRs là gì cho doanh nghiệp?

Vậy lợi ích của OKRs là gì đối với một doanh nghiệp? OKRs mang lại tính rõ ràng trong việc quản trị doanh nghiệp và nâng cao tinh thần quản lý cho ban tổ chức nói chung và các cá nhân nói riêng.

Chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi tình hình công ty qua OKRs. Và cuối cùng có thể đưa ra những phương án để giải quyết khi các mục tiêu đặt ra bị kém hiệu quả và giải cứu kịp thời khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.

Trong khi KPI là thước đó theo dõi hoạt động doanh nghiệp thì OKRs là linh hồn để có thể định hường mục tiêu và hoàn thành công việc. OKRs mang lại hiệu quả cao để giúp cho một doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai.

OKRs – mô hình quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Tóm lại, mô hình OKRs hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống mục tiêu một cách khoa học và thống nhất. Việc triển khai mô hình OKRs một cách minh bạch sẽ mang lại tính hiệu quả cao đối với toàn nhân sự.

Một doanh nghiệp có thể hiểu mô hình OKRs là gì và nắm rõ nguyên tắc OKRs là gì sẽ có tiền đề để phát triển và đứng vững trong thị trường hiện đại.

Sau những thông tin dangkykinhdoanhvietnam đã chia sẻ, mọi người đã biết được OKRs là gì và nắm rõ nguyên tắc xây dựng OKRs là gì rồi phải không nào? Để có thể phát triển bản thân hơn trong tương lai, hãy thiết lập mục tiêu và kế hoạch rõ ràng nhất để phát triển bản thân hơn nhé! Chúc các bạn thành công!

Sending
Đánh giá bài viết
(0 votes)

Leave a Comment