Kiến thức kinh doanhKinh doanhUncategorized

Nên lựa chọn loại hình công ty nào để khởi nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là quyết định mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp. Với mỗi ý tưởng khởi nghiệp khác nhau, việc lựa chọn loại hình công ty là một vấn đề đáng lưu tâm bởi nó không chỉ chi phối đến hệ thống quản trị mà còn ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích ưu điểm và nhược điểm khi thành lập công ty

1. Ưu điểm khi thành lập công ty

Có những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi bạn phải có tư cách pháp nhân mới có thể kinh doanh được. Và thành lập công ty là con đường duy nhất để bạn có tư cách pháp nhân để kinh doanh ngành nghề mà mình mong muốn. 

Ngoài ra, khi thành lập công ty bạn sẽ được pháp luật bảo vệ dựa trên Luật doanh nghiệp, sở hữu dấu tròn pháp nhân, được quyền xuất hóa đơn đỏ cho các khách hàng để hợp thức hóa chi phí của công ty, tạo sự tin tưởng với đối tác và mở ra những cơ hội hợp tác trong tương lai.

2. Nhược điểm khi thành lập công ty

Khi thành lập công ty, bạn phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước như thuế, bảo hiểm xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và phải có trách nhiệm kê khai báo cáo thuế hàng quý, hàng năm. Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, lệ phí môn bài… và các loại phí phát sinh khác như thuế xuất nhập khẩu… dựa theo loại hình kinh doanh của từng doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Tiềm năng phát triển mạnh của mô hình kinh doanh thương mại điện tử

loai hinh cong ty

Các loại hình công ty tại Việt Nam.

Nên lựa chọn loại hình công ty nào khi khởi nghiệp?

Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến như: công ty Cổ phần, công ty Tư nhân, công ty Hợp danh, công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Trước khi lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp, các nhà khởi nghiệp cần khảo sát thị trường và có những đánh giá riêng về ưu và khuyết điểm của từng loại hình.

1. Doanh nghiệp tư nhân

Đây là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình.

  • Ưu điểm: Cá nhân có thể toàn quyền quyết định trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Mô hình này tạo được sự tin tưởng cho các đối tác khi liên kết, hợp tác. Bởi vì chủ doanh nghiệp sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình vận hành doanh nghiệp kể cả tài sản cá nhân. 
  • Khuyết điểm: Không phải ai cũng thành công trong lần khởi nghiệp đầu tiên, nên việc đầu tư toàn bộ tài sản cá nhân và tự chịu trách nhiệm cho việc quản lý mang đến rủi ro cao cho chủ doanh nghiệp. Khuyết điểm thứ hai là công ty Tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào và cũng không có khả năng huy động vốn.

Hiện nay rất ít cá nhân lựa chọn công ty Tư nhân để hoạt động kinh doanh vì so với ưu điểm thì loại hình công ty này đem đến nhiều bất lợi cho chủ doanh nghiệp, khiến hoạt động kinh doanh trở nên đình trệ.

loai hinh cong ty

Thành lập doanh nghiệp tư nhân.

2. Công ty TNHH 1 thành viên

Đây là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

  • Ưu điểm: Tương tự công ty Tư nhân, việc quản lý và quyết định công ty TNHH 1 thành viên phụ thuộc toàn bộ vào chủ sở hữu công ty. Tuy nhiên, chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết nên rủi ro xảy ra ít hơn so với doanh nghiệp Tư nhân. Ngoài ra, công ty TNHH 1 thành viên có thể chuyển nhượng vốn sang cá nhân hoặc tổ chức khác nên có khả năng huy động vốn.
  • Khuyết điểm: Do chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết nên độ tin tưởng đến từ đối tác sẽ thấp. Ngoài ra, công ty TNHH 1 thành viên cũng không được phép phát hành các loại phiếu trên sàn chứng khoán. 

3. Công ty Cổ phần

Với số lượng thành viên tối thiểu là 3 và không quy định số lượng tối đa, công ty Cổ phần cho phép chia vốn làm nhiều phần tương ứng với số vốn góp của các thành viên

  • Ưu điểm: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp nên việc rủi ro xảy ra không đáng kể. Ưu điểm lớn thứ hai của công ty Cổ phần là được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu và có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp.
  • Khuyết điểm: Nếu công ty có quá nhiều cổ đông sẽ gây trở ngại trong công tác quản lý và điều hành công ty. Hơn thế nữa, mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm với số vốn mình bỏ ra nên khả năng xây dựng niềm tin đối với khách hàng sẽ không cao như kỳ vọng.

4. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là công ty có số lượng thành viên được giới hạn trong phạm vi từ 2-50 người. Thành viên trong công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

  • Ưu điểm: Ít rủi ro cho thành viên trong công ty và có thể chuyển nhượng hoặc bán lại phần vốn cho các cá nhân tổ chức khác nên loại hình này có khả năng huy động vốn cao.
  • Khuyết điểm: Không được phép giao dịch trên sàn chứng khoán và nhận được ít sự tin tưởng từ các khách hàng trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp.

5. Công ty hợp danh

  • Ưu điểm: Thành lập công ty Hợp danh đồng nghĩa với việc bạn đã sở hữu tư cách pháp nhân và việc điều hành quản lý không quá phức tạp do có sự hợp tác cùng kinh doanh giữa các thành viên dưới cùng một tên chung.
  • Khuyết điểm: Ở loại hình công ty này, mọi thành viên công ty đều có quyền quản lý công ty như nhau và không có quyền phát hành cổ phiếu, dẫn đến khả năng huy động vốn bị hạn chế so với các loại hình doanh nghiệp khác. 

>>>Xem thêm: Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh: Đối mặt với khách hàng bạn nên làm gì?

loai hinh cong ty

Công ty hợp danh.

Nhìn chung, công ty Tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên có ưu điểm là chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu các quyết định đó không rõ ràng, mang tính độc đoán thì ngay lập tức ưu điểm đó sẽ biến thành nhược điểm và kéo doanh nghiệp lao dốc. Ngược lại, công ty Cổ phần và công ty Hợp danh lại có sự phân cấp rõ ràng trong mô hình hoạt động và mọi hoạt động đó phải thông qua hội đồng cổ đông để đưa ra quyết định mang tính khách quan hơn. 

Xét về khả năng huy động vốn, nếu công ty Hợp danh được thành lập dựa trên danh tiếng của các thành viên nên quá trình gây vốn sẽ tạo ra được nhiều tín nhiệm. Còn đối với công ty Cổ phần, ngoài các hình thức huy động vốn thông thường, công ty Cổ phần còn có thể phát hành cổ phần và trái phiếu để huy động nguồn vốn. 

Xét về mức độ rủi ro, hai loại hình công ty được đánh giá có mức độ rủi ro cao là công ty Hợp danh và công ty Tư nhân. Mặc dù cả hai loại hình kinh doanh này đều có vốn điều lệ, tuy nhiên khi khoản nợ đến hạn hoặc khoản phạt vượt vốn điều lệ thì những doanh nghiệp này phải bỏ tài sản cá nhân để chi trả.

 

Thành lập công ty là một quá trình cần có sự xem xét và đánh giá cẩn trọng. Việc đánh giá và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp sẽ giúp chiến lược đầu tư được hoạch định chính xác. Trên đây là những gợi mở thú vị trong việc nhận biết cơ hội và thách thức khi lựa chọn loại hình công ty. Hy vọng thông qua bài viết trên, các nhà khởi nghiệp sẽ có được định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp của mình. DKKD chúc các bạn thành công!

 

Sending
Đánh giá bài viết
(0 votes)

Leave a Comment