Một ngày bạn bắt gặp một cô gái xinh đẹp không tì vết trên các trang mạng hoặc video quảng cáo. Cô gái có mái tóc đẹp, làn da trắng bóng không một vết nhăn, đôi mắt luôn ánh lên nụ cười. Cô gái là một “thần tượng ảo” sản phẩm công nghệ tạo nên hoàn toàn nhờ Al.
Dangkykinhdoanh sẽ cùng bạn khám phá, lý do vì sao Giới trẻ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang phát cuồng với “Thần tượng ảo” và chán ghét với những thần tượng thật vì scandal.
Nội dung
Ngành công nghiệp mang tên “Thần tượng ảo” đang làm mưa làm gió và có giá trị hàng tỷ USD ở Trung Quốc
Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã không còn quá xa lạ quá với mọi người nhưng ngành công nghiệp này đang trở nên “Sốt” trên thị trường trong thời gian gần đây, khi mà các thần tượng ngoài đời thật liên tục dính thị phi làm các bạn trẻ mất dần niềm tin vào thần tượng của mình.
Những công ty công nghệ tạo ra hàng loạt thần tượng ảo với hy vọng thay thế được con người trong các chương trình giải trí cho khán giả. Điểm nổi bật của những thần tượng ảo là có thể làm việc bất cứ khi nào, làm việc không mệt mỏi và không cần lo dính phải bất kỳ scandal nào nên rất tâm đối với các doanh nghiệp hợp tác quảng cáo.

Miku thần tượng ảo làm điên đảo cộng đồng fan hâm mộ
Thần tượng ảo xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản năm 2007 với nhân vật Hatsune Miku nổi tiếng không chỉ tại Nhật Bản, Đông Nam Á mà đến cả Châu Âu. Độ phủ sóng của Miku không thua kém bất kỳ thần tượng thật nào. Các bạn trẻ biết đến với các lễ hội âm nhạc sôi động của cô.
Cuối năm 2007, mỗi sản phẩm âm nhạc của Hatsune Miku có giá 15,750 yên Nhật ( tức gần 3,3 triệu đồng Việt Nam). Các quảng cáo có sự xuất hiện của thần tượng ảo Miku được đón nhận nồng nhiệt và đem lại doanh thu khủng cho công ty sản xuất.
Sau này, dựa theo sự ăn khách, giá trị mang lại của các thần tượng nhân tạo mà các doanh nghiệp chuyên về công nghệ khác đã ứng dụng và tạo ra nhiều “thần tượng” khác có giọng nói và hành động không khác gì người thật.
“Thần tượng nhân tạo” sức mạnh ảnh hưởng lớn đến người hâm mộ
Ling một thần tượng ảo được tạo ra bởi công ty công nghệ Xmov – Thượng Hải hợp tác với công ty truyền thông văn hóa Bắc Kinh Cishi ( Trung Quốc). Được biết đến là một cô gái với mái tóc bồng bềnh, đôi mắt sâu lấp lánh ánh sao, khuôn mặt xinh đẹp. Ling sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà bạn yêu cầu mà không cần phải nghỉ ngơi hay ăn uống.
Tài khoản xã hội Weibo của Ling hiện tại có hơn 130.000 lượt theo dõi. Cô hợp tác làm quảng cáo cho Tesla, hãng trà sữa Nayuki và rất nhiều thương hiệu khác. Mang về cho công ty tạo ra cô hàng triệu USD.
Thần tượng ảo Lạc Thiên Y của Trung Quốc được ra mắt 2012. Cô có hơn 5 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội Weibo. Cô tham gia nhiều quảng cáo của các thương hiệu nổi tiếng, thậm chí cô đã tổ chức buổi biểu diễn cho riêng mình và được rất nhiều người hâm mộ tham gia cổ vũ.

Thần tượng ảo Lạc Thiên Y của Trung Quốc đã đem về hàng tỷ USD
Cùng với dịch bệnh Covid19 những buổi biểu diễn thực tế không thể tiến hành. Thần tượng ảo nhờ đó ngày càng trở nên nổi tiếng hơn. Nền tảng live stream trở thành nơi để các thần tượng ảo thể hiện ưu thế của mình. Cuối năm 2020, một thần tượng ảo mang tên Erio đã tiến hành một buổi livestream kéo dài đến 9 tiếng đồng hồ trên nền tảng Bilibili. Buổi Streaming thu hút hơn 9,000 người xem; 3,000 người đăng ký và trả phí cho buổi livestream đó.
Sức ảnh hưởng to lớn của thần tượng ảo với khán giả đã đưa ngành kinh doanh này lên đỉnh cao. Thần tượng nhân tạo mang đến sự thú vị, mới lạ đối với khách hàng và các thương hiệu tiếng. Mức độ ảnh hưởng của từng thần tượng ảo có thể ngang ngửa ngôi sao hạng A thật ngoài đời.
>>> Xem thêm: Khám phá lĩnh vực khởi nghiệp Streamer triệu đô
Ngành công nghiệp tỷ USD phát triển tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc ngành công nghiệp này đang ngày càng phát triển dù nguồn gốc thần tượng ảo là tại Nhật Bản. Ngành công nghiệp này hiện nay thu hút hơn 400,000 triệu người ở Trung Quốc. Thu về 540 triệu USD từ các thương hiệu hợp tác ( 2020). Các sản phẩm ăn theo hình ảnh thu về hơn 35 triệu USD.
Theo nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu thị trường Trung Quốc tốc độ tăng trưởng của ngành này có thể tăng 70% trong những năm tới và dự kiến đạt 232,000 triệu USD.

Ngành công nghiệp thần tượng ảo kiếm về cả tỷ đô
Mặc dù thần tượng ảo chỉ là sản phẩm công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhưng không thể phủ nhận giá trị to lớn mà nó mang lại cho các công ty công nghệ tạo ra nó. Các thương hiệu trả phí ngang ngửa với một ngôi sao hạng A để thuê được thần tượng ảo quảng cáo cho sản phẩm của mình. Ví dụ thuê một thần tượng ảo nổi tiếng để cổ vũ một buổi phát trực tiếp có giá hơn 140.000 USD.
Thần tượng ảo cũng không hoàn toàn hoàn hảo
Thần tượng ảo nổi lên như một hiện tượng làm điên đảo một số lượng lớn người hâm mộ ở rất nhiều quốc gia. Thần tượng ảo có thể linh hoạt được thời gian làm việc và không cần lo dính đến bất cứ “bê bối” tình ái hay gia đình gì cả. Nhưng theo chuyên gia dù có thế nào thì “Thần tượng ảo” cũng gặp không ít vấn đề: Sự cố kỹ thuật, sự cố hậu trường,…
Một thương hiệu muốn thuê một thần tượng ảo phải bỏ ra một số tiền đắt đỏ. Thần tượng ảo không thể có cảm xúc chân thật bằng con người thật. Nhiều người cho rằng: Họ vẫn thích nhìn thấy người thật hơn là những hình ảnh con người nhân tạo, không có thật.
Nhìn chung, thần tượng ảo không còn quá xa lạ mới mọi người nhưng ngành công nghiệp này phát triển trong những năm gần đây và đem lại cho các công ty tạo ra chúng hàng tỷ USD. Trong tương lai dự báo nền công nghiệp thần tượng ảo sẽ tiếp tục phát triển mạnh dù không thể thay thế hoàn toàn người thật nhưng nó sẽ mang về cho Trung Quốc hàng tỷ USD.