Hằng năm có rất nhiều doanh nghiệp ra đời và tham gia vào thị trường kinh tế Việt Nam với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên để doanh nghiệp có thể tồn tại trên thương trường và phát triển bền vững lâu dài phải đáp ứng đủ các yếu tố quan trọng như trình độ chuyên môn về lĩnh vực đang kinh doanh, khả năng quản trị doanh nghiệp, quản lý nguồn nhân lực và quan trọng nhất là quản lý tốt nguồn tài chính doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thành công trên con đường tạo dựng cơ nghiệp hay không là phải biết cách làm chủ, có tầm nhìn sâu rộng và dự đoán những chuyển biến trên thị trường kinh tế trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thích nghi và bứt phá những ý tưởng mới cho kế hoạch phát triển công ty trong những năm tới. Đặc biệt phần thắng sẽ cao hơn nếu có nguồn tài chính doanh nghiệp dồi dào và đa dạng.
Nội dung
Tài chính doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp của bạn dù là quy mô lớn hay nhỏ hoặc mới bắt đầu khởi nghiệp thì bạn cũng cần phải có khối tài sản nhất định để tạo nên nguồn vốn để đầu tư, hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Trên lý thuyết tài chính doanh nghiệp là một thuật ngữ thể hiện những công việc quan trọng có liên quan đến hệ thống tài chính doanh nghiệp và các công cụ hỗ trợ cho nhà quản lý tài chính. Các hoạt động liên quan đến tài chính như huy động vốn, sử dụng nguồn vốn để đầu tư phát triển nhằm tạo nhiều lợi nhuận và góp vào nguồn tài sản mà doanh nghiệp đang làm chủ sở hữu.
Tài chính doanh nghiệp căn bản là hình thức vận động một cách độc lập về vấn đề tiền tệ cùng với chức năng và phương tiện lưu trữ chúng. Điểm đặc trưng ở đây trong lĩnh vực phân phối chính là thiết lập và vận hành các quỹ tiền tệ cho từng mục tiêu dùng và mục đích tích luỹ khác nhau.

Tài chính có mối liên kết quan trọng với doanh nghiệp
Công việc tài chính doanh nghiệp bao gồm những gì?
Bạn nghĩ công việc tài chính doanh nghiệp là làm gì? Tuỳ thuộc vào vị trí của mỗi người phụ trách hoặc lĩnh vực kinh doanh, mỗi nhân viên tài chính có những nhiệm vụ khác nhau và thay đổi phù hợp với tính chất công việc. Những nhiệm vụ này bao gồm các công việc như sau:
- Thực hiện việc tạo lập, đánh giá và đưa ra kết luận về nguồn tài chính của doanh nghiệp trong từng dự án đầu tư.
- Xem xét kỹ lưỡng và quyết định lựa chọn các phương án huy động vốn, phương án phân phối nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Đưa ra các bản phân tích và đánh giá những vấn đề liên quan đến tình hình tài chính, các điểm khó khăn trong hiện tại để xử lý kịp thời và đề xuất các giải pháp cải thiện nguồn tài chính doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch chu toàn và xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ cho nguồn tài chính doanh nghiệp.
- Dự đoán và nhận biết rõ rủi ro về các nhân tố có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tác động đến những hoạt động tài chính của công ty → Thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tài chính và quản lý dòng tiền.

Công việc tài chính doanh nghiệp bạn cần biết
Tài chính doanh nghiệp có vai trò gì quan trọng?
Tài chính doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn để đảm bảo được các hoạt động ở trạng thái bình thường. Trong đó, vốn tiền tệ là nguồn nhiên liệu chính để các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty được diễn ra ổn định. Quá trình kinh doanh, đầu tư và phát triển thường tạo ra nhu cầu ngắn hạn và dài hạn.
Vấn đề cơ chế phân bổ bao cấp vốn của nhà nước chỉ quy định có hai là ngân sách và ngân sách nhà nước. Điều này dẫn đến tính chủ động của doanh nghiệp đã bị thủ tiêu nhưng lại tạo nên sự cân đối giả về cung cầu ở nền kinh tế.
Vai trò của người làm tài chính đó là tổ chức các hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh và dự án đầu tư được diễn ra suôn sẻ và liên tục. Doanh nghiệp có đạt được thành công hay nhận lại thất bại trong việc kinh doanh của công ty thì phải phụ thuộc vào tài chính doanh nghiệp.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và đồng thời huy động vốn kịp thời giúp doanh nghiệp tận dụng thời cơ kinh doanh. Việc huy động vốn giúp doanh nghiệp tránh tổn thất của việc đình trệ công việc, tăng vòng quay tài sản và giảm số lượng vay mượn → giảm các khoản thanh toán lãi, tăng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều chỉnh hệ thống sản xuất kinh doanh, thể hiện rõ ở việc tạo ra sức mua để thu hút nguồn vốn và đồng thời định giá bán cổ phiếu, hàng hoá hợp lý khi phát hành. Ngoài ra, nó còn phát huy tính năng trong quá trình hoạt động sản xuất như phân phối thu nhập giữ các hội viên có góp vốn kinh doanh, quỹ tiền lương, tiền thưởng từ các hợp đồng giao dịch mua bán hàng hóa hay thanh toán với bạn hàng.
Thêm một vai trò cũng không kém phần quan trọng là sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Việc sản xuất luôn kèm với bán hàng mà thị trường cần và chấp nhận. Để đáp ứng được nhu cầu này, các nhà quản trị doanh nghiệp phải tiêu vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Tài chính doanh nghiệp có những chức năng gì?
Các chức năng của tài chính doanh nghiệp phải biết đến gồm:
- Tạo vốn và luân chuyển vốn: Đảm bảo vốn tiếp ứng cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, luôn có tính ổn định và đáp ứng kịp thời.
- Phân phối lại thu nhập: Giúp cân đối nguồn vốn hợp lý, biết cách sử dụng đồng tiền lời hiệu quả nhất và nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh.
- Kiểm tra quá trình luân chuyển vốn: Đưa ra các đề xuất phù hợp tới người điều hành công ty có liên quan đến vấn đề nâng cao tính hiệu quả trong kiểm soát đồng vốn.
Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp
Tôn trọng pháp luật: Tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính doanh nghiệp đều chấp hành toàn bộ quy định của pháp luật yêu cầu từ những khâu lập ra các dự án tài chính đến khâu thực hiện áp dụng vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức có nguyên tắc quản lý theo kế hoạch: Tất cả các hoạt động tài chính doanh nghiệp đều lập thành một kế hoạch cụ thể từ những khâu huy động vốn đến khâu sử dụng vốn dựa trên bản kế hoạch đó gồm các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tổ chức hoạt động hiệu quả: Nếu bộ phận tài chính doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì sẽ có tác động tích cực đến các hoạt động khác của doanh nghiệp. Lý do là vì tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề liên quan đến việc thu chi của doanh nghiệp.
Quá trình thực hiện quản trị tài chính doanh nghiệp
1. Lập kế hoạch đầu tư
Để doanh nghiệp lập kế hoạch và quản lý các dự án đầu tư dài hạn thật chu toàn và khả năng đạt hiệu quả cao, nhà quản trị tài chính phải tìm ra cơ hội đầu tư có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận hơn cả vốn đầu tư vào các hoạt động thực thi dự án đó.
Hình dung cụ thể ở đây, nhà quản trị tài chính sẽ lên kế hoạch mua sắm, chi tiêu cần thiết cho dự án, những chi tiêu ban đầu đến trong suốt quá thực hiện dự án và dự tính những biến đổi trong chi phí.
Ngoài ra, người quản trị tài chính dự tính được doanh thu và lợi nhuận trong suốt chặn đường chạy hết dự án. Điều quan trọng nhất là tính toán và xác định được thời gian diễn ra của các dòng tiền ra vào doanh nghiệp, giá trị các dòng tiền và cả rủi ro gắn với những dòng tiền đó.
Nhà quản trị phải đánh giá được mức sinh lợi của từng dự án cũng như đưa ra các biện pháp quản trị phù hợp nhằm kiểm soát tốt vấn đề rủi ro ở mức thấp nhất đến 0. Đồng thời thu được các dòng tiền đúng như dự tính cả về giá và thời gian.

Quá trình thực hiện quản trị tài chính doanh nghiệp
2. Xác định cấu trúc vốn tài trợ
Quá trình xác định cách thức doanh nghiệp đi huy động vốn đầu tư dài hạn và quản lý tốt nguồn vốn đó. Các nguồn vốn này tồn tại hai hình thức: vốn góp vào của các cổ đông và vốn vay mượn.
Nhà quản trị tài chính có nhiệm vụ xác định cấu trúc của vốn huy động sao cho đảm bảo được giảm bớt chi phí huy động, tăng giá trị doanh nghiệp và kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Quản trị vốn lưu động
Hoạt động quản trị nguồn vốn lưu động là việc kiểm soát các tài sản lưu động, bao gồm nợ ngắn và nợ dài hạn khi đến thời hạn xử lý. Công việc này nhằm đảm bảo tài chính trong công ty có đủ tiền để chi trả cho mọi hoạt động vận hành doanh nghiệp.
Người thực hiện tài chính doanh nghiệp thường phân phối lợi nhuận, trích lập và lập các quỹ cần dùng của doanh nghiệp. Công việc kiểm soát doanh nghiệp sẽ thông qua bằng cách tính thu, chi; các bài báo cáo tài chính đánh giá về mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn và từ đó đưa ra quyết định hoạt động kinh doanh và tài chính. Đồng thời thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Các quyết định chiến lược tài chính thường gồm có quyết định đầu tư; quyết định huy động vốn hay được tài trợ; quyết định phân chia lợi nhuận. Với công ty cổ phần là quyết định trả cổ tức.

Quản trị tài chính doanh nghiệp không dễ dàng
Thông qua bài chia sẻ về tài chính doanh nghiệp, bạn có thể thấy tầm quan trọng của công việc này và nhà quản trị tài chính sẽ là người đánh giá khả năng thực hiện một dự án đầu tư thông qua tài sản và vốn huy động của doanh nghiệp.
Hãy theo dõi tại dangkykinhdoanhvietnam để đọc thêm nhiều bài hay và hữu cho quản trị doanh nghiệp toàn diện.
Cảm ơn bạn, bài viết hay lắm bạn