Khởi nghiệpKinh nghiệm và thủ thuật

Độc lập tài chính nhờ khởi nghiệp quán cà phê

Bạn là người chưa từng kinh doanh? Kinh nghiệm của bạn học được là qua những lần làm việc thêm bán thời gian? Không sao cả. Kiến thức sẽ được học trong quá trình khi bạn bắt tay vào thực hiện. Khởi nghiệp quán cà phê dành cho người không chuyên đang rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Tự tin vào bản thân và vốn kiến thức của bạn có để phát triển thêm cho bản thân mình và học hỏi kinh nghiệm qua quá trình bạn làm. Một số chia sẻ dưới đây có thể đóng góp một ít niềm tin cho bạn có động lực thực hiện được mục tiêu bạn mong muốn.

Kinh nghiệm khởi nghiệp quán cà phê

1. Nghiên cứu thị trường cà phê

Bắt tay vào làm bất kỳ việc gì thì bạn cũng cần sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và tiền bạc. Bạn cần nghiên cứu sát xao, phân tích, tìm hiểu chi tiết về các yếu tố hành vi người tiêu dùng, hiểu được thói quen của người tiêu dùng trong phạm vi bạn muốn mở quán và hành vi mở rộng hơn cho kế hoạch mở rộng thị trường. 

Ví dụ: bạn muốn mở quán cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh, đặt địa chỉ kinh doanh quán tại một quận đắc địa nào đó trong thành phố. Bạn cần quan sát, phân tích hành vi, lượt đi lại, nhu cầu không gian quán. Những yếu tố này có thể đánh được vào thị giác của người tiêu dùng. Đây cũng có thể coi là một trong những điểm đóng góp vào sự ra quyết định của khách hàng chọn lựa đến quán của bạn mà không phải những quán xung quanh khác.

2. Nghiên cứu đối thủ

Khởi nghiệp quán cà phê hay kinh doanh quán cà phê là tầm ngắm đang vô cùng “hot” đối với mọi đối tượng. Dù bạn ở độ tuổi trung niên hay là sinh viên khởi nghiệp, hay bất kể là ai, bạn đều có thể mở quán cà phê theo phong cách và mục đích của bản thân mình.

Mở quán cà phê ngoài việc có ý định kinh doanh kiếm lợi nhuận, thì đối với mỗi người sẽ có mục tiêu khác nhau: tìm kiếm thêm nhiều mối quan hệ có cùng chung thị trường, giao lưu với nhiều người có chung sở thích và cũng có thể thỏa mãn được nhu cầu vị trí không gian quán riêng cho bản thân,…. Có rất nhiều lý do khác nhau để bạn có thể khởi nghiệp mở quán cà phê. 

Vì những lý do trên, khi bạn lựa chọn một vị trí nào đó, bạn cũng cần quán át xung quanh, nghiên cứu và phân tích đối thủ của bạn là ai? không gian quán của họ ra sao? những món nào của họ là điểm mạnh để thu hút khách đến và quay lại nhiều lần? họ đang bị thiếu sót những gì và tận dụng điểm yếu của họ là điểm mạnh của quán bạn.

Tất nhiên, việc phân tích, quan sát, nghiên cứu đối thủ cũng sẽ phải đi từ rộng đến hẹp. Cụ thể hơn bạn có thể:

  • Lập danh sách tất cả các quán cà phê tại con đường mà bạn đang muốn mở, 
  • Thống kê và chọn lọc những quán có phong cách không gian giống hoặc tương tự của bạn. 
  • Xem xét thực đơn, phân chia món chính và món phụ của các quán đối thủ.
  • Tổng hợp

3. Xác định mục tiêu mở quán

Mọi hoạt động, thực thi sẽ suôn sẻ, dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn định hướng được mục tiêu bạn mở quán cà phê để làm gì. Bạn mong muốn đạt được những gì trong đợt khởi nghiệp này? Cách tốt nhất mà mình muốn khuyên các bạn là hãy tự tin, mạnh dạn ghi hết tất cả suy nghĩ của bạn ra một tờ giấy, sắp xếp mong muốn, mục tiêu, mục đích từ quan trọng nhất đến cái kém quan trọng hơn.

Ưu tiên những việc quan trọng cần làm. Tất cả đều cần được thể hiện rõ ràng, chi tiết ra giấy để bạn hoàn toàn nắm được bạn đang đi đến đâu của dự án khởi nghiệp, cái gì đủ, cái gì thiếu đều được bạn nắm gọn trong lòng bàn tay.

Mục tiêu mở quán thường liên quan đến các vấn đề thiết kế không gian quán, tạo hình ảnh và phong cách riêng cho không gian quán, doanh thu, lợi nhuận, các chi phí liên quan và phát sinh, dự định cho số lượng quán mở thêm nhằm mở rộng thị trường. Để dễ dàng hơn, bạn nên sử dụng mô hình phân tích SMART (cụ thể chi tiết, rõ ràng, thực tế, có thể đo lường được, các mốc thời gian cụ thể để hoàn thành). 

4. Lập kế hoạch kinh doanh

Đa phần nhiều người khởi nghiệp chưa kịp có quả thơm đã nhận ngay trái đắng thất bại chỉ vì nóng vội kinh doanh mà bỏ qua việc lên kế hoạch cụ thể, chi tiết trước khi hành động. Khi bạn hoạch định kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn nắm sát hơn tình hình thị trường, hiểu rõ hơn hành vi khách hàng cũng như ước đoán được con số mà đạt được thành công trong thời điểm bạn làm.

Cơ hội cho sự khởi nghiệp của bạn đi đến bước tiến thành công là khi nào. Dựa vào kế hoạch cụ thể, bạn sẽ đề ra từng giai đoạn phát triển phù hợp nhất cho việc kinh doanh cũng như cách quản lý cho quán cà phê của bạn.

Khởi nghiệp quán cà phê

Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết giúp bạn lường trước những yếu tố rủi ro

Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn đề ra kế hoạch chuẩn xác nếu bạn trả lời chi tiết được các câu hỏi này:

  • Phân khúc khách hàng bạn đang hướng đến là gì? Phân tích nhân khẩu học: độ tuổi, mức thu nhập trung bình, thói quen, giới tính,…
  • Diện tích quán bạn mong muốn là bao nhiêu? Khu vực bạn muốn đặt địa chỉ kinh doanh mở quán là ở đâu? Tại sao bạn chọn vị trí đó?
  • Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp/gián tiếp là ai? Phân tích điểm mạnh, điểm yếu đối thủ của bạn.
  • Mô hình quán cũng như phong cách không gian quán của bạn là gì? (cà phê sân thượng, cà phê văn phòng, cà phê cá, cà phê thú cưng,…..)
  • Nét đặc trưng riêng của quán bạn là gì? Bạn mong muốn khách hàng đến quán của bạn cảm nhận được điều gì?
  • Giấy phép pháp lý mở quán cà phê là gì?
  • Cần thuê bao nhiêu nhân viên? Ngân sách lương của nhân viên bao nhiêu là hợp lý?
  • Tài chính hiện tại bạn có bao nhiêu? Cần bao nhiêu để đưa quán vào hoạt động? Cần vay bao nhiêu để đủ cho dự kiến của bạn?
  • Bảng thu chi chi tiết, lãi lỗ trong từng tháng/quý/năm

Bảng kế hoạch này bạn không nên tự vẽ ra, cho các con số chỉ định theo đánh giá chủ quan bản thân bạn. Bạn nên đến những quán cà phê đã và đang hoạt động thành công để quan sát cách họ làm, học tập, chú ý từng cách phục vụ, quản lý điều hành, thời điểm giao ca, cách thức thu hút khách, cách khách gọi món, ước chừng thu nhập bình quân trong một ca của những quán đó. Từ đó bạn tổng hợp và dựa vào những gì bạn đã quan sát được và lập kế hoạch. 

Sau khi đã lập xong, bạn cần đưa những người bạn của bạn đang hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau, họ sẽ đánh giá, góp ý quan điểm và cách nhìn của họ về thị trường, như vậy bạn có thể thu thêm được ý kiến, hành vi từ những góp ý đó. Bảng kế hoạch của bạn sẽ trở nên chuẩn xác hơn rất nhiều.

5. Chọn vị trí mở quán cà phê

Vị trí mở quán cũng là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công của việc mở quán lên đến 30%. Bạn cần xem xét lựa chọn vị trí phù hợp với mục tiêu bạn đưa ra ban đầu, diện tích không gian bạn cần là bao nhiêu? Nằm ở đường nào, quận mấy? Mặt tiền hay trong hẻm? Khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận diện tên quán của bạn hay không? Cần gần những chỗ nào (trường học, công ty, khu công nghiệp,…)? Có phù hợp với khoản ngân sách mặt bằng của bạn đưa ra hay không? 

Lời khuyên cho bạn, vị trí đẹp để kinh doanh mở quán cà phê thường sẽ hội tụ ở những nơi mặt tiền, gần trường đại học, gần các tòa nhà công ty văn phòng, khu dân cư đông đúc,…

Khởi nghiệp quán cà phê

Vị trí là một phần trong nhiều yếu tố giúp bạn thu hút khách một cách nhanh chóng

Để đảm bảo về quyền lợi của bạn và không có sự cố khó xử cho bạn và cả bên cho thuê mặt bằng, thì cả 2 cần có giao kết với nhau bằng bản hợp đồng cùng các điều khoản rõ ràng. Để yên tâm hơn và tránh trường hợp bị đòi tăng giá thuê trong một thời gian ngắn, bạn cần tham khảo bạn bè của bạn là những người có kinh nghiệm trong các vấn đề pháp lý hoặc tốt hơn bạn nên tham khảo qua luật sư để chắc chắn và an toàn hơn trước khi ký hợp đồng.

6. Hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh

Theo ý kiến của mình thì dù bạn có kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, quy mô nhỏ, lớn, vừa, thậm chí là siêu nhỏ thì bạn cũng nên đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký này rất có lợi về sau cho bạn để hoạt động mở rộng thương hiệu. Cụ thể như sau:

  • Đăng ký kinh doanh theo hộ gia đình nếu bạn kinh doanh với mô hình nhỏ và vừa. Bạn có thể đăng ký kinh doanh tại địa phương tại phường, quận mà bạn muốn mở quán.
  • Đăng ký kinh doanh theo mô hình quy mô lớn theo chuỗi, nhượng quyền,.. bạn cần tham khảo ý kiến của luật sư để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro pháp lý sau này.

7. Nguồn cung cấp nguyên liệu

Tính chất quán của bạn là một quán cà phê, phục vụ các thức uống liên quan đến cà phê. Bên cạnh đó còn có nhiều món nước khác nữa. Vì vậy, nguồn nguyên liệu để tạo ra các món nước chất lượng, đúng vị là điều vô cùng quan trọng. Tìm nguồn nguyên liệu, ổn định, chất lượng luôn được bảo đảm và vô cùng uy tín là điều không dễ.

Bạn cần tham khảo nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu cho các thức uống của bạn thật cẩn thận và chi tiết, tìm hiểu rõ những  nguồn đó là gốc hay qua trung gian, xét và so sánh giá các nguồn cung để đảm bảo được bạn kinh doanh có lợi nhuận nhưng thức uống của bạn cũng phải đạt chất lượng. 

Không những kiếm nguồn nguyên liệu cà phê, trái cây, hay các loại nước giải khát. Bạn cần tìm hiểu nguồn cung cấp các nguồn nguyên liệu hỗ trợ khác như: đường, bột matcha, sirup,…. 

8. Nguồn cung cấp thiết bị 

Các vật dụng, máy móc hỗ trợ như: máy pha cà phê, máy xay, máy ép, máy tính tiền, tủ lạnh,… cũng là thành phần không thiếu giúp bạn tạo nên ly nước hoàn chỉnh. Nếu bạn mới kinh doanh và mới mở 1 quán thì chọn lựa nguồn mua thiết bị quá dễ dàng. Nhưng nếu bạn tính xa hơn và có kế hoạch nhượng quyền và mở chuỗi, bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp thiết bị chuyên cung cấp sỉ những loại máy hỗ trợ. Khi đó chi phí của bạn sẽ thấp hơn so với giao dịch mua lẻ. 

Nếu bạn chỉ ý định mở quán cà phê truyền thống, cà phê phin, ghi order, tính tiền tay thì những thiết bị này bạn không cần quan tâm đến.

9. Thiết kế không gian quán, trang trí theo ý tưởng

Ngay từ bước lập kế hoạch, mục tiêu của bạn đã hướng đến phong cách quán như thế nào. Khi bạn có mặt bằng thì việc trang trí, thiết kế không gian cũng là điểm để khách hàng tìm đến bạn và không có quán nào có thể thay thế cảm xúc đó. Tông màu, đồ trang trí, concept, theme (chủ đề), logo, ly, tách, quầy pha chế có sự đồng bộ màu sắc hài hòa sẽ làm quán của bạn trở nên dễ chịu, thoáng đãng hơn rất nhiều. 

10. Lên ý tưởng lên menu cho quán

Thực đơn cần thể hiện được tầm nhìn, chủ đề cốt lõi của quán Để lên ý tưởng thiết kế menu cho quán cafe, các bạn cần quan tâm đến các yếu tố về vị trí, cách sắp xếp các loại đồ uống phục vụ, cách lựa chọn hình ảnh thực phẩm, màu sắc, font chữ, các đoạn mô tả sản phẩm, giá cả chi tiết,…

11. Thuê nhân viên

Sau khi chốt tất cả mọi thứ, bạn cần thuê nhân viên để phụ bạn phục vụ quán. Tính toán lương phù hợp với đối tượng nhân viên của bạn. Bạn nên tận dụng thuê nhân viên là các bạn sinh viên hoặc những bạn ở độ tuổi từ 18 đến mức nào đó mà bạn thấy phù hợp. Những bạn này có thể linh động về giờ làm và nhờ vào tuổi trẻ nên các bạn sẽ rất năng động, có thể những bạn này sẽ giúp bạn mở ra nhiều ý tưởng độc đáo cho quán trong quá trình làm.

Sắp xếp lịch làm cho nhân viên. Bạn cần có sự linh hoạt trong giờ làm, sắp xếp ca gãy hoặc ca theo giờ bán thời gian cho nhân viên. Việc này giúp các bạn nhân viên có thể chủ động hơn về giờ giấc làm việc, tuân thủ hơn và cũng tiện cho bạn hơn rất nhiều khi phải mất quá nhiều tìm kiếm nhân sự liên tục.

Khởi nghiệp quán cà phê

Khởi nghiệp quán cà phê tự chủ tài chính

Nội bộ ổn định thì quán mới ổn định. Nếu cứ đặt thời gian chỉ là ca tối hoặc ca sáng thì điều khá bất lợi cho bạn. Nhiều bạn nhân viên rất tốt, tận tâm và rất năng động trong các ứng xử và thái độ nhưng chỉ vì giờ giấc mà để vụt mất thì thật sự rất uổng phí.

Bên cạnh đó, bạn cần có những nội quy cố định, đào tạo nhân viên chuyên nghiệp trong mọi trường hợp trong từng bộ phận: phục vụ, pha chế,… Bạn nên nhớ điều quan trọng này đó là thái độ sẽ tạo nên tất cả. Đào tạo thái độ cho nhân viên tốt cũng là yếu tố khiến khách hàng cảm mến quán và sẽ luôn nhớ về quán.

>>> Xem thêm: Khởi nghiệp kinh doanh

12. Kế hoạch tiếp thị quán

Lập kế hoạch truyền thông Marketing cho quán nhằm quảng bá thương hiệu quán, giúp khách hàng biết đến sự tồn tại của quán và những gì quán có thể đem lại cho khách hàng. Kế hoạch này bạn nên đề ra trước 1 tháng trước khi hoàn thành mọi thứ về trang trí, nhân viên,…. Tận dụng sức mạnh của các trang mạng xã hội hiện nay: Facebook, Instagram, Google Map,…

Bạn tận dụng luôn các trang thương mại bán online để linh hoạt hơn cho khách trong order và giao hàng tận nơi, lúc này thương hiệu sẽ được lan tỏa mọi nơi chứ không bị “đóng cọc” tại một vị trí. Thời gian đầu bạn cũng nên tận dụng những mối quan hệ quen biết để tiếp thị, truyền thông.

Một vài cách Marketing hiệu quả: khuyến mãi, checkin tại quán để được nhận ưu đãi, hình ảnh quán, hình ảnh nhân viên để làm poster, tờ rơi, video về quán, thực khách review quán,… 

Khởi nghiệp quán cà phê không phải là việc nhẹ lương cao như bao người nghĩ, nó cũng cần có sự trau chuốt trong từng công đoạn, kế hoạch rõ ràng, chi tiết để thực thi và kiểm soát được vốn đã chi và thu vào. Mọi thứ đều cần phải cụ thể trong mọi kế hoạch, chiến lược, chiến dịch. Không những vậy, linh hoạt ở những tình huống, trường hợp bất ngờ do tác động từ bên ngoài để đảm bảo rằng quán bạn không bị đóng băng khi gặp vấn đề nghiêm trọng từ môi trường bên ngoài. 

Khởi nghiệp quán cà phê

Tự chủ tài chính nhờ khởi nghiệp quán cà phê

Vừa rồi là một ít nhìn nhận và kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình. Nếu các bạn còn e dè về cách quản lý hay hoạt động của quán cà phê, bạn nên thử làm công từ những quán cà phê ngoài, bỏ ra khoảng thời gian tầm 1 – 2 năm để làm thuê bên ngoài và cố gắng lên đến vị trí quản lý, khi đó bạn đã học hỏi được kha khá kinh nghiệm quản lý, hoạt động của quán cà phê là như thế nào.

Đừng ngại ngần thử sức, học hỏi là điều tất yếu. Cứ học đi bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình đấy. Không việc học nào nhanh bằng vừa học vừa thực hành, dễ nhớ, thực tế, nhạy bén và linh hoạt. 

Sending
Đánh giá bài viết
(2 votes)

Leave a Comment