Kiến thức kinh doanhKinh doanh

Kênh phân phối là gì? 8 chức năng của kênh phân phối trong Marketing

Kênh phân phối là gì? Trong kinh doanh, kênh phân phối rất quan trọng trong việc sản xuất và là yếu tố chính trong tất cả các chiến lược tiếp thị về sản phẩm thương hiệu. Hãy cùng dangkykinhdoanhvietnam tìm hiểu xem kênh phân phối là gì và khám phá xem các chức năng của kênh phân phối trong Marketing là gì nhé!

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối còn được gọi là Marketing Channel Distribution – là tập hợp tổ chức, các nhân hợp tác phụ thuộc lẫn nhau tham gia hoạt động đưa sản phẩm đến tay người dùng.

Kênh phân phối nhằm chỉ một đơn vị hay cá thể, đều tham gia chung một quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và đó cũng là một phần trọng yếu trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp.

kênh phân phối là gì

Kênh phân phối là gì?

Khác với hình thức phân phối là cách mua hàng của người tiêu dùng trực tiếp hay gián tiếp. Kênh phân phối bao gồm tất cả các hoạt động trong khâu lưu thông.

Kênh phân phối là cầu nối liên kết người tiêu dùng và nhà sản suất thông qua sản phẩm. Những dịch vụ sau quá trình sản xuất và trước quá trình tiêu dùng đều nằm trong lĩnh vực kênh phân phối.

Vai trò của kênh phân phối là gì?

Trong quá trình kinh doanh, kênh phân phối có vai trò quan trọng trong việc thiết lập cầu nối tiếp thị của một doanh nghiệp. Kênh phân phối có cơ sở trong việc đảm bảo các cơ sở sản xuất tạo nên giá trị khi sử dụng, tiện ích về thời gian và địa điểm bán sản phẩm tạo nên trải nghiệm cho người sử dụng sản phẩm.

Kênh phân phối còn có vai trò là công cụ vận chuyện gỡ bỏ những rào cản về không gian và thời gian giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.

kênh phân phối là gì

Vai trò của kênh phân phối là gì ?

Mục đích của kênh phân phối là gì? Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, nhanh gọn, triệt để kịp thời và đúng thời điểm. Ngoài ra, kênh phân phối còn giúp các tổ chức tăng trưởng sự kiên kết của các mối quan hệ trong cùng một lĩnh vực.

3 loại hình phổ biến của kênh phân phối là gì?

Vậy các loại hình được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất của kênh phân phối là gì?

1. Kênh phân phối gián tiếp

Kênh phân phối gián tiếp bao gồm, kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.

  • Kênh phân phối truyền thống: Người tiêu dùng được tính là trung gian trong kênh này, với các mức độ chính: Nhà sản xuất – Đại lý/môi giới – Nhà bán sỉ/lẻ – người tiêu dùng.
  • Kênh phân phối hiện đại: Đối với kênh phân phối này thì toàn bộ trung gian phân phối sẽ phối hợp cùng nhau để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng mà không cần phải qua tay nhiều đơn vị khác.

2. Kênh phân phối trực tiếp

Đối với kênh phân phối trực tiếp thì thành phần tham gia chỉ bao gồm người tiêu dùng và nhà sản xuất mà không xuất hiện trung gian phân phối. Hàng hóa và dịch vụ sẽ được gửi từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng một cách trực tiếp.

3. Kênh phân phối đa cấp

Kênh phân phối đa cấp cũng khá là phổ biến trong lĩnh vực Marketing hiện nay. Điểm đặc biệt của kênh này là người tiêu dùng cũng trở thành trung gian phân phối.

kênh phân phối là gì

Kênh phân phối đa cấp

Ngoài việc mua sản phẩm để tiêu dùng, họ có thể giới thiệu, quảng bá, bán hàng cho những người tiêu dùng khác và khuyến khích những người đó quảng bá và bán tiếp. Và những người đảm nhiệm vai trò này sẽ được nhận một khoản tiền hoa hồng nhất định đến từ nhà sản xuất.

Chức năng của kênh phân phối là gì?

1. Chức năng thông tin

Chức năng thông tin của kênh phân phối bao gồm hành vi mua hàng, chân dung khách hàng, thói quen và sở thích mua hàng, thông tin thị trường, thông tin đối thủ và cuối cùng là chính sách giá cả.

Nhờ vào chức năng thông tin mà doanh nghiệp có thể dựa vào đó để ứng biến, quyết định và điều chỉnh các chiến lược Marketing và chiến lược bán hàng sao cho hợp lý.

Vì các nhà bán lẻ tiếp xúc với người mua hàng ngày nên họ có thể hiểu rõ nhu cầu và sở thích của khách hàng. Nhờ đó, các doanh nghiệp căn cứ vào thông tin để có thể tìm hiểu và khai thác của các đối thủ lân cận và khai thác chính sách phù hợp để phát triển.

2. Chức năng thúc đẩy doanh số bán hàng

Khi các thành viên trung gian như nhà bán sỉ, nhà bán lẻ họ sẽ chia lại số lượng hàng hóa nhỏ là với giá cao hơn.

Thay vào đó, các nhà bán lẻ sẽ kết hợp các chương trình bán hàng, chăm sóc khách hàng để bán lại cho người mua hàng. Và doanh nghiệp sản xuất sẽ đưa ra chính sách khuyến mãi hỗ trợ cho các thành viên trung gian để thúc đẩy doanh số bán hàng.

3. Chức năng tìm kiếm khách hàng

Với chức năng tìm kiếm khách hàng, nhà sản xuất sẽ dễ dàng tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng trong bán kính gần nhất. Thông qua kênh phân phối, doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng, giữ chân khách hàng và đồng thời mở rộng tệp khách hàng tiềm năng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hơn.

kênh phân phối là gì

Chức năng của kênh phân phối là gì?

4. Chức năng thương thuyết

Chức năng thương thuyết được hiểu đơn giả là việc người mua và người bán trả giá cho sản phẩm mình muốn mua. Chức năng thương thuyết này bổ trợ rất nhiều cho chức năng bán hàng.

Sau khi quá trình thương thuyết xảy ra thuận lợi thì dẫn đến việc khách hàng sẽ đến mua hàng nhiều hơn. Khi bên bán và bên mua tìm thấy được điểm chung thì việc bán hàng sẽ diễn ra thuận lợi và thúc đẩy bán hàng.

5. Chức năng chào hàng phù hợp

Chức năng đơn chào hàng trong kênh phân phối là gì? Tương đồng với chức năng thương thuyết, chức năng đơn chào hàng có nghĩa là điều chỉnh đơn hàng, lắp ráp đơn hàng, đóng gói đơn hàng sao cho phù hợp với người mua.

Nếu như chức năng thương thuyết thiên về sự thỏa thuận trong giá cả sản phẩm và các điều khoản đi kèm liên quan đến chi phí khuyến mãi thì chức năng đơn chào hàng lại thiên về hình thức bên ngoài sản phẩm.

6. Chức năng phân phối

Sau khi hiểu kênh phân phối là gì thì chức năng phân phối sẽ được thể hiện như đúng tên gọi của nó. Vai trò của chức năng này là vận chuyển, lưu trữ hàng hóa từ kho của nhà sản xuất đến các kho của nhà trung gian và cuối cùng sẽ đến tay người mua hàng.

Kênh phân phối là gì?

Chức năng phân phối của kênh phân phối là gì?

7. Chức năng tài chính

Chức năng này hỗ trợ việc mua bán và phân bổ sao cho các chi phí được sử dụng trên tổng thể một cách hiệu quả. Cũng như cung cấp tín dụng để thúc đẩy giao dịch một cách hiệu quả.

>>> Xem thêm: Phương pháp xây dựng giá giúp doanh nghiệp thành công

8. Chức năng gánh chịu rủi ro

Vấn đề rủi ro xảy ra là khi sản phẩm không tốt dẫn đến sự bất mãn từ phía khách hàng, thì sự rủi ro sẽ mang tính chất bắc cầu sẽ mang sự rủi ro đi ngược từ nhà bán lẻ đến nhà sản xuất.

Vì vậy, các nhà bán lẻ cần phải đảm bảo sự uy tín trong khu vực để giảm thiểu rủi ro, nếu rủi ro vượt qua khả năng thì mới cần đến sự hỗ trợ từ nhà sản xuất.

Bí quyết quản trị hiệu quả kênh phân phối là gì?

Để có thể quản lý hiệu quả kênh phân phối, doanh nghiệp cần phải khuyến khích hỗ trợ các thành viên trong kênh hoạt động tích cực, có tính liên kết với nhau. Với sự liên kết chặt chẽ từ nhà phân phối lớn nhỏ, môi giới, đơn vị bán sỉ/lẻ sẽ mang lại uy tín cho doanh nghiệp và mang lại hiệu quả trong mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Ngoài ra, các nhà quản trị cần tìm hiểu kĩ càng và có phương pháp giải quyết chặt chẽ đối với những trở ngại của kênh phân phối gặp phải, từ đó có thể hỗ trợ nhân viên giải quyết kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Đồng thời tăng thêm tinh thân đoàn kết của nội bộ trung gian xây dựng một kênh phân phối vững mạnh.

kênh phân phối là gì

Bí quyết quản trị hiệu quả kênh phân phối là gì?

Không những thế, để có thể xây dựng một kênh phân phối thành công thì không những phải hiểu bản chất của kênh phân phối là gì mà còn thực hiện đánh giá hiệu suất hoạt động của thành viên trung gian trong kênh phân phối.

Từ đánh giá mức độ quảng cáo sản phẩm đến dịch vụ, cách thức chăm sóc hỗ trợ khách hàng, cách xử lý khi hàng bị hưng hỏng, bị thất lạc,..Từ đó đưa ra các chính sách thưởng phạt để khích lệ nhân viên và tăng năng suất làm việc.

Kênh phân phối – thành phần không thể thiếu của một doanh nghiệp

Tóm lại, kênh phân phối là một thành phần quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời là nguồn lực để đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh và đảm bảo nhất. Trong thị trường hiện đại ngày nay, doanh nghiệp phải luôn bắt kịp xu hướng vì khách hàng luôn thay đổi nhu cầu theo xu hướng xã hội.

Doanh nghiệp phải đánh giá, thay đổi chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược kênh phân phối để mang lại sự phát triển một cách hiệu quả nhất.

Sau những thông tin dangkykinhdoanhvietnam đã chia sẻ thì bạn đã hiểu được kênh phân phối là gì và chức năng cũng như vai trò của kênh phân phối là gì rồi phải không? Để có thể phát triển trong kinh doanh thì doanh nghiệp nên học cách quản lý từ những thứ nhỏ nhất để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ thương hiệu. Chúc các bạn thành công nhé!

Sending
Đánh giá bài viết
(0 votes)

Leave a Comment