Doanh nghiệpQuản trị Marketing

7 bước lập kế hoạch truyền thông Marketing chuyên nghiệp nhất

Với những ai hoạt động trong lĩnh vực Marketing, đặc biệt là vị trí Leader phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch truyền thông Marketing đối với một doanh nghiệp. Có rất nhiều thách thức đặt ra khiến các Marketer phải dành nhiều nghiên cứu và đưa ra giải pháp tốt nhất cho một chiến lược truyền thông hoàn hảo. Đừng lo lắng, những chia sẻ hữu ích của Dangkykinhdoanhvietnam dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo một kế hoạch tiếp thị truyền thông hiệu quả. Bắt đầu ngay nhé!

Lập kế hoạch truyền thông Marketing là gì?

Kế hoạch truyền thông là bản tổng hợp thông tin bao gồm: mục tiêu, đối tượng, các phương án thực thi và công cụ truyền thông cho từng hạng mục / giai đoạn khác nhau.

Có thể nói rằng, kế hoạch truyền thông Marketing là một giải pháp giúp bạn quảng bá thương hiệu, dịch vụ và sản phẩm mới đến công chúng. Mục đích chính là thu hút sự chú ý của những khách hàng tiềm năng quan tâm đến doanh nghiệp bạn và chuyển đổi thành khách hàng trung thành.

Truyền thông Marketing tích hợp là gì?

Integrated Marketing Communication – truyền thông marketing tích hợp – mà dân trong nghề thường hay gọi một cách ngắn gọn là IMC. Chắc hẳn, mọi doanh nghiệp điều hiển tầm quan trọng và vai trò của các công cụ lập kế hoạch truyền thông marketing trong việc tiếp cận tối đa các đối tượng khách hàng mục tiêu.

Chính vì lẽ đó mà nếu các bạn chỉ sử dụng một công cụ marketing riêng lẽ cho một campaign marketing; thì rất khó để mang lại hiệu quả như mong muốn của doanh nghiệp đã đặt ra. Và đó cũng là lý do truyền thông marketing tích hợp được “chào đời”.

Lập kế hoạch truyền thông Marketing là gì?

Lập kế hoạch truyền thông Marketing là gì?

Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing IMC?

Một kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

  • Lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp IMC chi tiết sẽ giúp bạn định hướng rõ những công việc cân phải làm, giảm thiểu những sự cố không mong muốn, xác định nguồn nhân lực phù hợp cũng như tránh lãng phí tiền bạc đầu tư.
  • Thông qua chiến lược truyền thông, doanh nghiệp sẽ đánh giá mức độ hiệu quả, những điểm hạn chế cần khắc phục để cải thiện các chiến lược, kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp IMC về sau tốt hơn.
  • Lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp IMC còn giúp doanh nghiệp dự đoán những thay đổi trên thị trường trong thời gian sắp tới và tìm ra giải pháp ứng phó phù hợp.

Các công cụ chính trong truyền thông Marketing tích hợp (IMC)

Trong IMC có 5 công cụ bao gồm:

  • Advertising (Quảng cáo)
  • Public Relations (PR)
  • Promotion (Khuyến mãi)
  • Direct Marketing (Tiếp thị trực tiếp)
  • Personal Selling (Bán hàng cá nhân)

Mỗi công cụ trong marketing tích hơp sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Mặc dù vậy nếu biết cách kết hợp hài hoà với 4Ps (Product, Price, Place, Promotion) trong Marketing Mix; nó sẽ có thể giúp doanh nghiệp tận dụng được điểm mạnh và hạn chế được các điểm yếu của công cụ marketing tích hợp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đề ra của mình.

>> Xem thêm bài viết: Fanpage là gì? Bật mí 5 yếu tố xây dựng fanpage triệu like

Các công cụ chính trong truyền thông marketing tích hợp (IMC)

Các công cụ chính trong truyền thông marketing tích hợp (IMC)

7 Bước lập kế hoạch truyền thông Marketing chi tiết và chuyên nghiệp nhất

1. Phân tích tổng quát thị trường cạnh tranh

Bước này giúp bạn biết rõ vị trí của mình và những khó khăn phải đối mặt. Không phân tích tổng thể thị trường thì bạn rất khó để xây dựng một chiến lược PR đúng đắn.

Luôn ghi nhớ: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” – nghĩa là bạn phải xác định các đối thủ của mình là ai, họ đang làm gì. Có như vậy, bạn mới biết điểm mạnh – yếu của mình như thế nào để cạnh tranh với họ.

Áp dụng theo mô hình SWOT, bạn sẽ thấy:

  • Strengths và Weaknesses: Cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng, lợi thế của doanh nghiệp bạn.
  • Opportunities và Threat: Giúp bạn bao quát toàn cảnh về môi trường bên ngoài.
    Tiếp đến, bạn cần trả lời rõ ràng cho các câu hỏi sau:
  • Đối thủ của bạn đang làm gì trong khoảng thời gian này?
  • Đối thủ của bạn đã cung cấp giải pháp / chiến lược nào cho những vấn đề tương tự mà bạn đang gặp phải?
  • Bối cảnh pháp luật liên quan đến vấn đề của bạn?
  • Báo chí chính thống nói gì về thương hiệu, dịch vụ/sản phẩm hay vấn đề của bạn?
  • Sự kiện đặc biệt (nếu có) liên quan đến chương trình của bạn?
Phân tích tổng quát thị trường cạnh tranh

Phân tích tổng quát thị trường cạnh tranh

2. Xác định mục tiêu truyền thông SMART

Sau khi phân tích tổng quan về bối cảnh của thị trường cạnh tranh, bạn cần xác định mục tiêu PR rõ ràng để thu hút khách hàng tiềm năng. Đây là thời điểm tốt nhất bạn sử dụng “thần chú” SMART để lập kế hoạch truyền thông Marketing hiệu quả:

  • S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu càng chi tiết và dễ hiểu bao nhiêu thì khả năng nắm bắt vấn đề, đo lường chỉ số cũng như tiến hành thực hiện sẽ đạt kết quả cao hơn.
  • M – Measurable (có thể Đo lường): Mục tiêu của bạn có thể đo lường thông qua những con số cụ thể.
  • A – Actionable (Tính Khả thi): Bạn cần xem xét và cân nhắc khả năng có thể đạt được mục tiêu đó có quá sức với ngân sách / nguồn lực của mình hay không.
  • R – Relevant (Sự Liên quan): Mục tiêu cá nhân (của lãnh đạo / leader) có liên quan đến sự phát triển trong lĩnh vực đang hoạt động và phù hợp với mục tiêu chung của công ty hay không.
  • T – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu): Các mục tiêu đề ra sẽ thực hiện trong thời hạn đã cam kết? Việc đặt ra cột mốc thời gian hoàn thành công việc cụ thể sẽ tạo áp lực đến mỗi cá nhân (có liên quan) để thúc đẩy họ hoàn thành công việc được giao đúng deadline.

=> Bước này sẽ giúp bạn xây dựng ấn tượng đậm sâu trong cộng đồng, nắm bắt xu hướng thị trường và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó, bạn có thể định hướng và diễn ra ý tưởng đúng mục tiêu và nhanh chóng đạt được kết quả như mong muốn.

3. Xác định đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu là những người bạn muốn truyền tải thông điệp đến họ. Điều quan trọng là bạn hãy nghiên cứu và xác định thật kỹ đối tượng muốn nhắm đến khi tạo danh sách nhóm khách hàng tiềm năng. Dựa vào đó, bạn mới có thể tạo nội dung và thông điệp phù hợp với những nhóm đối tượng.

Nếu nhắm mục tiêu chung chung thì chiến dịch truyền thông của bạn sẽ thất bại vì từng nhóm người sẽ có mối quan tâm khác nhau.

Khi chia các nhóm mục tiêu riêng biệt, hãy thực hiện truyền thông nhắm vào những nhóm dễ tác động nhất. Thực hiện đo lường và phân tích dữ liệu trên thị trường sẽ giúp bạn xác định được đối tượng phù hợp để tiếp cận hiệu quả hơn.

4. Xây dựng thông điệp cần truyền tải

Content is King” – để bán được hàng, bạn cần tạo nội dung siêu đỉnh để truyền tải thông điệp tốt nhất đến cộng đồng.

Thông điệp là những gì bạn muốn nói với người dùng để tạo ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu của bạn ngay khi xuất hiện. Để tạo một thông điệp tuyệt vời, bạn cần chú ý:

  • Cho người dùng biết bạn đang làm điều gì? Vì sao bạn lại làm việc đó?
  • Truyền tải những điều độc đáo, mới mẻ và khác biệt so với những gì mà đối thủ đang làm.
  • Nội dung phải phù hợp với mục tiêu của bạn.
  • Thể hiện tất cả điểm mạnh của bạn đến với công chúng.
Xây dựng thông điệp cần truyền tải

Xây dựng thông điệp cần truyền tải

5. Chọn kênh truyền thông phù hợp

Tùy thuộc vào từng kênh truyền thông sử dụng như: blog, báo chí, tivi, mạng xã hội… kết hợp với mục tiêu, ngân sách và tính chất của chiến dịch mà kết quả mang lại hiệu quả hay không.

Tốt nhất, bạn cần xác định kênh truyền thông – nơi đối tượng mục tiêu tập trung nhiều nhất để tránh lãng phí ngân sách, công sức và thời gian thực hiện các chiến dịch quảng bá của bạn.

6. Lập kế hoạch PR chi tiết và ngân sách

Trong bước này, các hoạt động thực thi sẽ được lập kế hoạch truyền thông Marketing chi tiết. Bạn cần mô tả sản phẩm nên ra mắt vào thời điểm nào, chi phí bao nhiêu… Việc xây dựng bảng kế hoạch PR cụ thể kèm với ngân sách hợp lý theo từng cột mốc triển khai.

Dựa vào những bước trên, bạn có thể suy tính xem xét thị trường cạnh tranh và hướng đi tốt nhất để giảm thiểu rủi ro về mức tối thiểu.

7. Đo lường và báo cáo

Trong bước này, bạn cần tổng hợp tất cả dữ liệu và đúc kết kinh nghiệm hữu ích từ các chuyên gia trong ngành để tránh các sai sót không mong muốn xảy ra.

Với những chiến dịch đã triển khai, bạn cần phân tích và đo lường để biết rõ điểm thiếu sót ở đầu và khắc phục tốt nhất cho các chiến dịch sau.

Các chỉ số quan trọng bạn cần đo lường để đánh giá một kế hoạch truyền thông Marketing hiệu quả là:

  • Tương tác với người dùng.
  • Tần suất xuất hiện trên báo.
  • Phản hồi của công chúng về chiến dịch của bạn.
  • Đo lường các chỉ số tương tác với thương hiệu.

Lời Kết

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về các bước lập kế hoạch truyền thông Marketing cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến. Để tạo một kế hoạch PR chi tiết, đòi hỏi bạn phải thật sự kiên trì, học hỏi không ngừng và thử nghiệm liên tục để tìm ra kết quả. Dangkykinhdoanhvietnam chúc bạn thành công!

Sending
Đánh giá bài viết
(1 vote)

Leave a Comment