Doanh nghiệpQuản trị nhân lực

Bí quyết quản lý nhân sự nhà hàng chuẩn không cần chỉnh

Các chuyên gia kinh tế dự kiến trong những năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của ngành du lịch với hơn 20 triệu khách nước ngoài ghé thăm và 82 triệu khách nội địa. Kéo theo sự phát triển của các chuỗi khách sạn nhà hàng cao cấp. Điều này chứng tỏ tiềm lực mạnh mẽ, cơ hội của ngành khách sạn nhà hàng để chuẩn bị cho những bước nhảy vọt trong thời gian sắp tới.

Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những tips về quản lý nhân sự nhà hàng “chuẩn không cần chỉnh” và có thể dễ dàng áp dụng ngay vào công việc, chớp ngay cơ hội phát triển doanh nghiệp giữa thời buổi hội nhập.

1. Xác định tiêu chuẩn nhân viên

Trước hết, người quản lý nhân sự nhà hàng phải tổ chức cuộc họp với Giám đốc bộ phận ẩm thực, bếp trưởng, nhân viên chế biến và những nhân sự liên quan để xác lập những yêu cầu tối thiểu về năng lực đối với từng vị trí tuyển dụng.

Tiến trình này bao gồm việc xác định trách nhiệm chính của mỗi vị trí và từng vị trí phải làm việc đó như thế nào. Những tiêu chuẩn quy định về năng lực cho mỗi vị trí cần lưu lại như cơ sở chuẩn mực, từ đó nhân viên có thể dựa trên cơ sở này làm đối chiếu khi quan sát và đánh giá biểu hiện làm việc của họ.

bi quyet quan ly nhan su nha hang

Xác định tiêu chuẩn nhân viên

2. Dự toán doanh thu

Người quản lý nhân sự nhà hàng cần dựa vào dự toán doanh thu, dự toán số lượng khách sẽ phục vụ để tính toán số lượng nhân lực cần thiết, nhằm giảm thiểu lãng phí nhân lực hoặc thiếu nhân lực. Tuy nhiên, bảng dự toán sẽ thay đổi theo từng thời kỳ kinh doanh theo yếu tố thị trường, kinh tế tác động, cạnh tranh… mà điều chỉnh số lượng nhân viên cho hiệu quả.

Người quản lý giỏi sẽ có thể điều hành hiệu quả hoạt động của nhà hàng khi biết số lượng khách mà họ phục vụ. Dự tính lượng suất ăn bán ra được dùng để lên lịch số lao động và dựa vào tổng số giờ lao động để bố trí nhân lực. Bản dự tính còn giúp cho người quản lý có thể đảm bảo những khu vực dịch vụ được trang bị hàng hoá thích hợp ngay từ đầu và sẵn sàng để phục vụ khách.

bi quyet quan ly nhan su nha hang

Dự toán doanh thu

3. Cân đối nhân sự

Một người quản lý nhân sự nhà hàng chuyên nghiệp phải quan sát vài giờ ăn trong nhà hàng và ghi lại số lượng khách mỗi giờ phục vụ. Dựa vào đó, việc bố trí nhân sự sẽ được tiến hành phù hợp với số lượng khách mỗi giờ. Đồng thời nhà quản lý nhân sự nhà hàng cần sắp xếp lịch trình phù hợp của các nhân viên để mỗi khung giờ hoạt động có sự cân bằng.

bi quyet quan ly nhan su nha hang

Cân đối nhân sự

4. Giải quyết những xung đột của nhân viên

Xung đột, cãi vã giữa các nhân viên trong nhà hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nếu người quản lý nhân sự nhà hàng không biết cách giải quyết. Trong mọi trường hợp, các cuộc xung đột của nhân viên phải được xử lý ngay bằng việc kéo họ lui về hậu sảnh, khuất tầm mắt của khách hàng, sau đó mới xác định nguyên nhân xung đột.

Trong một số trường hợp, người quản lý nhân sự nhà hàng có thể tách riêng từng nhân viên, trò chuyện cùng họ và tìm hiểu thông tin từ những bộ phận khác. Đừng lạm dụng các chế tài mà hãy giúp đỡ họ bằng cách sử dụng các giải pháp công bằng, có tính chất tương tác và hỗ trợ.

bi quyet quan ly nhan su nha hang

Giải quyết những xung đột của nhân viên

5. Training, trao đổi công việc thường xuyên

Cách quản lý nhân sự nhà hàng thông qua đào tạo và trao đổi thường xuyên sẽ góp phần củng cố và nâng cao được năng lực làm việc của từng nhân viên, đồng thời giúp người quản lý nhân sự nhà hàng nắm rõ được công việc của từng bộ phận.

Trong vai trò là người quản lý nhân sự nhà hàng, bạn nên tổ chức các buổi họp trao đổi, training định kỳ để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của từng nhân viên. Có thể tổ chức đào tạo cho từng bộ phận, bổ sung thêm kiến thức mới về vấn đề phục vụ, làm mới thực đơn, phổ biến những kiến thức mới về dinh dưỡng để tư vấn cho khách hàng,… 

bi quyet quan ly nhan su nha hang

Training, trao đổi công việc thường xuyên

6. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp

Muốn xây dựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp, bạn cần tạo nên bộ quy tắc ứng xử chung cho giữa những nhân viên trong nhà hàng với nhau và giữa nhân viên với khách hàng. Đồng thời tạo ra môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng giữa mọi người, để nhân viên luôn cảm thấy được tôn trọng và gắn bó lâu dài hơn với nhà hàng của bạn.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện còn giúp nhân viên gắn kết hơn, nâng cao tinh thần đồng đội và đóng góp xây dựng thương hiệu đầy ý nghĩa cho nhà hàng.

bi quyet quan ly nhan su nha hang

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp

7. Cơ chế lương thưởng trong nhà hàng tạo động lực cho nhân viên

Để đưa ra một mức lương hợp lý cho từng nhân viên, nhà quản lý nhân sự nhà hàng cần nắm rõ chính xác công việc của từng người ở từng bộ phận. Tiền lương đưa ra phải đảm bảo công bằng với từng người dựa trên kỹ năng làm việc, kinh nghiệm và kiến thức của họ đối với công việc trong nhà hàng của bạn.

Với mức lương thưởng xứng đáng, bạn sẽ tạo cho nhân viên động lực hoàn thành mục tiêu, công việc đề ra, nhân viên sẽ hết lòng vì nhà hàng của bạn. Ngoài ra, chế độ thưởng thêm cho nhân viên cũng rất quan trọng, nhân viên hoàn thành tốt công việc, hoàn thành vượt chỉ tiêu hay nhà hàng kinh doanh doanh thu vượt chỉ tiêu, bạn nên có những phần thưởng khích lệ nhân viên để họ nỗ lực hoàn thành tốt hơn công việc được giao.

bi quyet quan ly nhan su nha hang

Cơ chế lương thưởng trong nhà hàng tạo động lực cho nhân viên

Với những kinh nghiệm quản lý nhân sự nhà hàng mà Dangkykinhdoanhvietnam chia sẻ trên đây sẽ vô cùng hữu ích để bạn thực hành áp dụng ngay vào công việc quản lý hàng ngày của mình. Hy vọng bạn ngày càng tích cực trau dồi kinh nghiệm, kiến thức thực tế để xử lý nhanh chóng, hiệu quả các tình huống phát sinh gây bất lợi cho nhà hàng. Chúc các bạn thành công trong việc quản lý nhân sự nhà hàng hiệu quả nhé!

Hãy đăng ký thành viên trên trang dangkykinhdoanhvietnam để có thê chia sẻ và tích luỹ thêm nhiều bài học hay về quản lý doanh nghiệp hiệu quả toàn diện.

Sending
Đánh giá bài viết
(0 votes)

Leave a Comment