Doanh nghiệpKhởi nghiệp

Bí quyết khởi nghiệp homestay kiếm triệu đô

Với thị trường khởi nghiệp homestay rất hot như hiện nay vì chỉ với số vốn không lớn, chỉ từ vài chục đến vài trăm triệu tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh mà thu về lợi nhuận lên tới cả trăm triệu đồng mỗi tháng.

Bạn muốn bước chân vào thế giới kinh doanh đó nhưng trong bạn đặt ra những câu hỏi: Lý do khiến mô hình khởi nghiệp homestay “hot” như hiện nay? Cần chuẩn bị những gì cho việc khởi nghiệp homestay? Bí quyết khởi nghiệp homestay cho người mới bắt đầu? Vậy Dangkykinhdoanhvietnam.com sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây

1. Lý do khiến mô hình khởi nghiệp homestay “hot” như hiện nay?

Tiềm năng phát triển khởi nghiệp homestay

Trong những năm gần đây việc khởi nghiệp homestay đang trở thành lĩnh vực rất “hot”. 

Vậy homestay là gì? Hiểu một cách đơn giản thì homestay là một loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân địa phương, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.

Chính vì homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tức lưu trú tại nhà dân, tại chính địa phương nơi khách hàng đến. Vì vậy sẽ giúp cho nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật nhất. 

Khởi nghiệp Homestay

Tiềm năng phát triển khởi nghiệp homestay

Bên cạnh đó, loại hình du lịch homestay được đánh giá là đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Vì vậy, việc khởi nghiệp homestay là top những mô hình kinh doanh sáng tạo, đang trở thành lĩnh vực tiềm năng cho những người ít vốn, dân địa phương và dân công sở muốn tạo một không gian hoàn hảo cho kiếm lời.

Thu về lợi nhuận hấp dẫn

Dù chỉ là những căn hộ thu nhỏ, nhưng mô hình homestay vẫn luôn thích nghi hơn khách sạn. Không gian được bài trí khá tinh tế, thân thiện và ấm cúng, rất hòa hợp cùng thiên nhiên, kết hợp phong cách decor hài hòa tối giản tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho khách hàng, đặc biệt là giá cả lại rẻ.

Giá trung bình rơi vào khoảng 300.000 đồng/đêm cho một homestay. Bên cạnh đó thì vào những ngày cao điểm giá cũng chỉ dao động từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/đêm với những homestay hạng sang. 

Vì vậy nó sẽ giúp giúp bạn tiết kiệm được tối đa chi phí khi đi du lịch. Mô hình này đặc biệt bị thu hút bởi các bạn trẻ đam mê khám phá.

Trừ đi mọi chi phí vận hành và tu sửa thì homestay cũng mang về cho bạn trung bình từ vài triệu đến vài chục triệu mỗi ngày. Vào những tháng du lịch cao điểm, lợi nhuận có thể đạt 90 – 100 triệu đồng. Bạn càng bỏ nhiều công sức và tâm huyết vào homestay, hiệu quả lợi nhuận kinh doanh thu về ngày càng lớn.

Vốn đầu tư dễ dàng huy động

So với các hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác, rõ ràng số vốn cần để khởi nghiệp homestay là ít hơn rất nhiều, chỉ dao động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, do đó rất dễ dàng để bạn huy động vốn. Bạn có thể sử dụng tiền tiết kiệm hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè, hoặc rủ họ cùng góp vốn kinh doanh.

Khởi nghiệp homestay

Lý do khiến mô hình khởi nghiệp homestay “hot” như hiện nay?

>>> Tìm hiểu thêm: 5 Tính năng nổi bật của Instagram mà giới trẻ săn lùng

Tự do tài chính và thu hồi vốn nhanh

Khi homestay của bạn thu hút được số lượng khách hàng ổn định thì công việc kinh doanh này sẽ mang lại cho bạn một nguồn thu nhập thụ động hấp dẫn. 

Trên thực tế, nhiều người đã làm giàu thành công từ mô hình kinh doanh hiện đại này và thậm chí sau đó đã bỏ công việc “làm công ăn lương” hiện tại để tục chung vào phát triển khởi nghiệp homestay.

Quá trình cải tạo homestay diễn ra rất nhanh chóng. Theo khảo sát, mức giá thuê homestay dao động từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng một đêm cho mỗi căn. Với tỷ lệ đặt phòng khoảng 60% thì một tháng, bạn có thể kiếm được 5,4 – 54 triệu đồng. 

Trừ đi chi phí quản lý và nhân viên thì đây vẫn là một con số doanh thu ấn tượng. Với mức doanh thu này, bạn sẽ nhanh chóng thu hồi được lượng vốn ban đầu.

2. Cần chuẩn bị những gì cho việc kinh doanh khởi nghiệp homestay

Vốn là điều đầu tiên cần có

Bạn sẽ cần có 1 khoản tiền nhất định để bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh. Nhìn chung thì khi bắt đầu 1 cơ sở kinh doanh, bạn sẽ cần tiền để chi tiền cho các khoản sau:

  •       Tiền khảo sát + lên phương án thiết kế.
  •       Tiền cải tạo + Mua sắm trang thiết bị.
  •       Tiền cọc nhà + Thanh toán trước tiền nhà 3-6 tháng hoặc 1 năm.
  •       Tiền đăng ký các loại giấy phép cần thiết.
  •       Tiền dự trù chi phí đầu tư phát sinh (10%).
  •       Tiền dự trù chi phí vận hành, marketing

Số tiền cần chuẩn bị đối với mỗi mô hình và phân khúc sẽ khác nhau, vì thế nên tính toán thật cân nhắc để tránh xảy ra nhiều rủi ro. Nếu chưa có đủ vốn, bạn có thể rủ thêm người khác làm cùng để chia sẻ công việc cũng như áp lực tài chính cũng như bổ sung về kinh nghiệm quản lý rủi ro trong kinh doanh.

Nghiên cứu kỹ thị trường

Nghiên cứu thị trường để phân tích số liệu thống kê và nắm bắt những tính chất đặc thù của ngành du lịch, nhu cầu của khách du lịch. Làm bất cứ việc gì cũng phải đặt câu hỏi, có sớm quá không, có muộn quá không, có đúng lúc không? 

Khởi nghiệp homestay

Cần chuẩn bị những gì cho việc kinh doanh khởi nghiệp homestay

Thấy người ta khởi nghiệp homestay có lời, mình nhảy vào đầu tư theo thì lỗ. Sự khác nhau chỉ là một bên thì tham gia đúng lúc và một bên thì bắt đầu khi đã muộn. Đó là câu chuyện về mô hình kinh doanh phong trào, điển hình của khởi nghiệp homestay đang diễn ra hiện nay.

Chọn địa điểm thích hợp

View quanh homestay càng rộng, càng nên thơ và mơ mộng thì khả năng “hái ra tiền” càng cao. Bởi vì ngoài nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm cảnh thì homestay cũng là nơi để chụp những tấm hình sống ảo của giới trẻ. Chỉ cần homestay có nhiều view đẹp bạn đã có lợi thế hơn hẳn các homestay khác.

Hoàn thành thủ tục cấp giấy phép khởi nghiệp homestay

Khởi nghiệp homestay thường là mô hình nhà nghỉ tại gia nên việc bạn đăng ký kinh doanh nên đăng ký hình thức kinh doanh hộ cá thể và nhớ kê khai tài sản cố định là nhà, căn hộ sử dụng kinh doanh và chứng minh chủ sở hữu.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ bao gồm:

  •       Giấy đề nghị đăng ký cấp pháp khởi nghiệp homestay với nội dung cần ghi rõ theo mẫu:
  •       Tên hộ kinh doanh (có kèm SĐT – Email).
  •       Ghi rõ ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ du lịch homestay.
  •       Kê khai số vốn bỏ ra.
  •       Kê khai số lao động sử dụng khi Homestay đi vào hoạt động.
  •       CMND của người thành lập hộ kinh doanh (sao công chứng CMND).
  •       Bên cạnh đó cần phải làm các thủ tục sau :
  •       Thủ tục xin cấp chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
  •       Thủ tục xin cấp chứng nhận an ninh trật tự.
  •       Thủ tục đăng ký xếp thứ hạng homestay.
  •       Văn bản thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động khởi nghiệp homestay.
  •       Hoàn thiện đăng ký kinh doanh và các thủ tục  sớm để homestay sớm được đi vào hoạt động.

Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Homestay cần có đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp phải qua lớp tập huấn nghiệp vụ trừ trường hợp có bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan đào tạo có thẩm quyền cấp, khuyến khích biết ngoại ngữ để có thể phục vụ được cả khách trong và ngoài nước. 

Khởi nghiệp homestay

Chọn địa điểm thích hợp để khởi nghiệp homestay

Nếu là hộ kinh doanh cá thể cần có những kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực quản lý nhà hàng khách sạn, quản lý dịch vụ, có thái độ chuẩn mực trong kinh doanh để có thể làm hài lòng khách hàng tốt nhất có thể.

Cuộc sống không giống trò chơi sấp ngửa, tôi thắng thì anh phải thua. Những người thông minh, có thiện chí sẽ biết cách tìm ra các tình huống win-win thông qua hợp tác kinh doanh. Hy vọng bài viết trên của Dangkykinhdoanhvietnam.com đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để bạn tự tin bước chân vào thị trường khởi nghiệp homestay.

>>> Mời bạn đọc tiếp: 5 cách khởi nghiệp Review mang lại bộn tiền cho bạn

Sending
Đánh giá bài viết
(1 vote)

Leave a Comment