Doanh nghiệpQuản trị nhân lực

6 tố chất của người quản lý nhân sự

Dù ở thời đại nào, nghề nhân sự vẫn luôn thu hút lượng lớn sự quan tâm của ứng viên. Nhờ phạm vi tuyển dụng rộng lớn ở mọi ngành nghề nên cơ hội việc làm luôn hiện hữu. Tuy nhiên, để chinh phục được nhà tuyển dụng và đủ sức phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này, ứng viên cần sở hữu những tố chất của người quản lý nhân sự. Đó là những tố chất nào? Vì sao lại quan trọng đối với nghề nhân sự? Tất cả sẽ được Dangkykinhdoanh hồi đáp ngay trong bài viết này.

to chat cua nguoi quan ly nhan su

Tố chất của người quản lý nhân sự.

Sở hữu kiến thức nhân sự chuyên sâu

Muốn làm nghề nhân sự, trước hết phải có kiến thức nhân sự. Bạn có thể sở hữu điều này thông qua các môi trường giáo dục từ trường đại học, cao đẳng, các khóa học ngắn hạn hoặc bằng chính thực tế trải nghiệm từ trường đời.

Kinh nghiệm thực tế luôn quan trọng hơn lý thuyết sách vở, nhưng để trở thành một người thành đạt trong nghề nhân sự, hoặc ít ra là chinh phục nhà tuyển dụng khi bạn chưa có kinh nghiệm thực tiễn thì những bằng cấp, tín chỉ chuyên môn luôn là tấm vé thông hành hữu ích.

Kỹ năng giao tiếp linh hoạt

Hoạt động không thể thiếu trong nghề nhân sự chính là giao lưu, thuyết trình trước một hoặc nhiều người. Điều này đòi hỏi người làm nghề nhân sự phải sở hữu tố chất giao tiếp linh hoạt, có khả năng thu hút sự chú ý của người nghe, khích lệ sự tương tác từ họ, truyền tải thông điệp tích cực và hiệu quả.

Càng kỳ vọng phát triển trong nghề nhân sự thì ứng viên càng phải nỗ lực trau dồi kỹ năng giao tiếp hiệu quả, vì chức vụ càng cao, đối tượng mà bạn giao tiếp càng đặt ra nhiều tiêu chuẩn khó hơn.

>>>Xem thêm: 05 cách quản lý nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả

to chat cua nguoi quan ly nhan su

Kỹ năng giao tiếp linh hoạt.

Năng lực giải quyết đa nhiệm vụ

Năng lực này chú trọng khả năng sắp xếp công việc và khả năng xử lý yêu cầu từng công việc đặt ra. Một ngày làm việc bình thường của người phụ trách nhân sự, bên cạnh công việc chuyên môn theo lịch trình, những vấn đề phát sinh vẫn sẽ xảy ra. Nếu bạn không sở hữu tố chất giải quyết đa nhiệm vụ, bạn sẽ bị quay cuồng trong mớ công việc hỗn độn, mất thời gian, công sức mà hiệu quả không cao.

Khả năng giải quyết tình huống tiêu cực

Quản lý nhân sự tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, người lao động lại bao gồm nhiều nhóm đối tượng, nhóm trình độ khác nhau, cách cư xử, giao tiếp cũng khác nhau. Vì vậy, những tình huống khó mở lời (ví dụ: thông báo nghỉ việc, giảm lương…), bất đồng quan điểm nội bộ phòng ban chuyên môn, kích động trong giao tiếp, khiếu nại một cách tiêu cực… từ các cá nhân người lao động đến bộ phận nhân sự sẽ thường xuyên xảy ra.

Người làm nghề nhân sự phải luôn tự tin với kiến thức và kinh nghiệm quản lý của mình. Bạn có thể trực tiếp xử lý hoặc xin ý kiến tham mưu từ cấp trên, nhưng trước hết, bạn phải có khả năng giữ tâm thế bình tĩnh,dũng cảm trong mọi tình huống tiêu cực.

Duy trì đức tính trung thực, thận trọng

Phòng nhân sự sẽ nắm rõ những chính sách của công ty, những bí mật trong quản lý nhân sự (lương, thưởng, kế hoạch đề bạt…). Với trách nhiệm công việc, người làm nghề nhân sự phải luôn ý thức đạo đức nghề nghiệp, nói nôm na là khả năng giữ bí mật và ứng xử công bằng trong quá trình quản lý nhân sự.

Bạn là cầu nối trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động, do đó, bạn phải tạo được niềm tin nơi nhân viên và cả ban lãnh đạo. Tố chất thận trọng và đức tính trung thực sẽ giúp bạn thực hiện được điều này.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo đặc biệt cần thiết cho những vị trí quản lý cao cấp, nhưng bạn không nên đợi đến khi có cơ hội thăng chức mới chú trọng rèn luyện tố chất này cho bản thân.

  1. Quan sát và đúc kết cung cách lãnh đạo hiệu quả nơi cấp trên
  2. Tham gia khóa đào tạo trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự
  3. Cơ hội lãnh đạo đội nhóm nhỏ trong phòng ban…

Đừng ngại khó, ngại khổ khi lãnh đạo giao cho bạn những nhiệm vụ có phần phức tạp, vì đó là cơ hội tuyệt vời để tố chất lãnh đạo nơi bạn sẽ được trau chuốt, hoàn thiện từng ngày.

>>>Xem thêm: Cách quản lý nhân sự doanh nghiệp nhỏ hiệu quả nhất [2022]

to chat cua nguoi quan ly nhan su

Kỹ năng lãnh đạo của người quản lý nhân sự.

Khả năng truyền lửa nhiệt huyết

Doanh nghiệp sẽ có những lúc khó khăn, nhân viên sẽ có những khi dao động. Lúc này, ban lãnh đạo luôn tin tưởng trao cho người làm nghề nhân sự nhiệm vụ khích lệ tinh thần, truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho toàn doanh nghiệp, thôi thúc mọi người cùng doanh nghiệp nỗ lực vượt qua những gian khó.

Bạn phải có khả năng truyền động lực đến lượng lớn người nghe thông qua những biện pháp tích cực, mang tính khả thi chứ không phải lời hứa suông. Thúc đẩy nhiệt huyết cống hiến ở cấp quản lý, từ đó, người quản lý sẽ truyền sự thúc đẩy đến nhân viên dưới quyền họ.

 

Tố chất của người quản lý nhân sự chỉ có thể phát hiện và phát triển trong môi trường công việc. Từ những thôi thúc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý người lao động, người làm nghề nhân sự sẽ ngày càng hoàn thiện tố chất quan trọng. Dangkykinhdoanh hy vọng sự thành công sẽ tìm đến bạn trong một ngày không xa!

 

Sending
Đánh giá bài viết
(0 votes)

Leave a Comment